So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

by | Kiến Thức

Tìm hiểu sự khác nhau và giải pháp an ninh mạng nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Cách bảo vệ các tệp và mạng thông thường là firewall và phần mềm chống vi-rút / chống phần mềm độc hại mà chúng tôi trong bài này sẽ thống nhất gọi là Anti-Malware. Ngày nay, xương sống của nơi làm việc hiện đại là mạng máy tính, các rủi ro và mối đe dọa đã phát triển hơn và đòi hỏi bảo mật cũng vậy.

Khi nói đến an ninh mạng doanh nghiệp, hầu hết các dịch vụ đều khuyến nghị bảo vệ điểm cuối Endpoint Protection trong khi phần mềm Anti-Malware sẽ được tiếp thị nhiều hơn cho các thiết bị cá nhân. Anti-MalwareEndpoint Protection là các công cụ cần thiết để chặn các phần mềm độc hại & virus nhưng phần lớn các vi phạm dữ liệu và các trường hợp ransomware thường là do lỗi của người dùng.

Endpoint là gì?

Endpoint (điểm cuối) là bất kỳ thiết bị hoặc thiết bị ngoại vi nào kết nối người dùng với mạng cũng như với internet. Chẳng hạn như máy tính là thiết bị đầu cuối gồm desktop, laptop và cả server (máy chủ); thiết bị di động cũng là endpoint. Ngay cả một số thiết bị IoT có thể được coi là endpoint. Tất cả những điểm cuối này cần được bảo vệ bởi vì chúng có thể bị xâm nhập bởi các phần mềm độc hại & hacker để truy cập mạng và truy tìm dữ liệu hoặc tấn công tống tiền ransome.

Số lượng Endpoint trong các doanh nghiệp đã mở rộng theo cấp số nhân và do đó cơ hội cho những kẻ tấn công mạng xâm nhập vào mạng của doanh nghiệp cũng tăng lên rất đáng kể.

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Anti-malware thiếu sót gì?

Anti-virus/Anti-malware đã từng là một biện pháp an ninh mạng chủ yếu cho các gia đình và cả doanh nghiệp kể từ khi mọi người lần đầu tiên biết về virus máy tính. Kể từ đó, số lượng các mối đe dọa bên cạnh virus đã tăng lên và đã không còn dừng lại ở định nghĩa phần mềm độc hại hay virus như: worm, trojan, spyware và ransomware. Vấn đề với Anti-malware là các phần mềm này thường chỉ có thể phát hiện các mối đe dọa đã biết. Các chương trình này đọc chữ ký điện tử (digital signature) và khớp chúng với cơ sở dữ liệu an ninh mạng để kiểm tra xem đó có phải là chương trình hoặc kết nối độc hại đã biết hay không.

Tuy nhiên, tin tặc nhanh chóng điều chỉnh mã của mình để không bị phát hiện bởi Anti-malware. Theo Verizon, đến 99% phần mềm độc hại chỉ được nhìn thấy một lần trước khi chúng được sửa đổi. Do đó, một bộ các chương trình và phương pháp khác nhau được yêu cầu để chống lại các cuộc tấn công mạng ở cấp độ Endpoint.

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Endpoint protection

Các sản phẩm Endpoint protection không chỉ là cái tên khác đi cho Anti-malware. Các công ty có các dịch vụ này thường đề cập đến một bộ chương trình bảo mật toàn diện, được tiêu chuẩn hóa cho tất cả các endpoint của mạng.

Một trong những vấn đề cần phải đề cập đến chính là cách tiếp cập bảo mật tiêu chuẩn cho tất cả các endpoint. Điều này có nghĩa là, Không thể để 1 endpoint nào trở thành điểm yếu cho cuộc tấn công, tức là laptop của bạn cũng phải có cùng mức độ bảo vệ như smartphone của cơ quan và desktop tại văn phòng của bạn.

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Một điểm khác biệt chính là Endpoint protection có khả năng bảo vệ toàn diện mà không tập trung chỉ ở một vị trí trong mạng. Endpoint protection phân bố đồng đều giữa các điểm cuối, tạo thành một vành đai kiên cố xung quanh mạng chứ không phải là một thành trì trung tâm duy nhất. Mỗi điểm cuối là một cổng được gia cố, hoàn chỉnh với kho vũ khí riêng để đối phó với những kẻ tấn công. Những “vũ khí” này có thể bao gồm:

  • Anti-malware  – Gần như mọi bộ Endpoint protection đều đi kèm với chương trình Anti-malware để chống lại các mối đe dọa đã biết. Các tệp mới xuất hiện được quét sẽ được chấp nhận hoặc từ chối. Nếu tệp được gắn cờ là đáng ngờ, tệp đó sẽ bị cách ly và sau đó bị xóa.
  • Firewall – Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các kết nối đến điểm cuối của bạn. Firewall (tường lửa) kiểm tra các kết nối với mạng trước khi cho phép chúng vượt qua và giống như Anti-malware sẽ kiểm tra chữ ký số (digital signature) xem có mối đe dọa nào được biết không và sẽ tự động chặn các địa chỉ IP có nguy cơ xấu đến các endpoint của bạn.
  • Endpoint detection and response (EDR) – Anti-malware và Firewall chỉ có thể bảo vệ điểm cuối khỏi các mối đe dọa đã biết và các hacker sẽ nhanh chóng cập nhật phương pháp/ phần mềm độc hại để tạo ra các cuộc tấn công & các mối đe doạ hoàn toàn mới khác. EDR là phương pháp mà các giải pháp Endpoint protection đặt ra để điều tra và phản hồi đối với hoạt động độc hại đáng ngờ. Thông qua giám sát, phân tích và báo cáo tự động, các chương trình nâng cao này sẽ phát hiện hoạt động bất thường trong mạng và gắn cờ là đáng ngờ. Các giải pháp EDR của các công ty khác nhau hoạt động khác nhau, với việc sử dụng máy học (machine learning) hoặc AI để xác định xem có điều gì đó không đúng hoặc không bình thường với các kết nối và tệp nhất định. Nếu một cái gì đó được gắn cờ là đáng ngờ, phần mềm sẽ tự động thông báo cho quản trị viên mạng để điều tra thêm về hoạt động và xác định câu trả lời về hành vi đáng ngờ đó. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu một mối đe dọa đã có trong hệ thống, đôi khi có thể quá muộn để làm bất cứ điều gì trước khi thiệt hại đã xảy ra. Cơ chế hoạt động càng nhanh thì càng tốt, vì vậy nếu một endpoint bị nghi ngờ xâm phạm, hệ thống có thể cách ly thiết bị đó ngay lập tức.
  • Encryption tools – Để ngăn chặn tin tặc xâm nhập vào mạng với thông tin đăng nhập bị lấy cắp trong quá trình truyền tin, nhiều giải pháp bảo vệ thiết bị đầu cuối bao gồm các công cụ để mã hóa dữ liệu gửi đi. Chỉ người nhận dữ liệu được chỉ định mới có thể giải mã được.
  • Admin controls – Mặc dù endpoint protection sẽ phủ khắp trên nhiều thiết bị, vẫn có một điểm quản trị tập trung để quản lý toàn bộ mạng và các cài đặt. Hầu hết các nhà cung cấp đều cho bạn lựa chọn quản lý thông qua giao diện SaaS dựa trên đám mây, cho phép người dùng được ủy quyền truy cập mạng từ bất kỳ endpoint nào hoặc có thể được lưu trữ trên máy chủ on-premise. Từ đây, bạn hoặc chuyên gia bảo mật có thể xem hoạt động được gắn cờ, đặt quy tắc và chính sách, đăng ký các endpoint mới và đưa ra các bản cập nhật.

Kết luận

Giống như cách các phần mềm Anti-virus cuối cùng phát triển thành Anti-malware, Endpoint protection sẽ phát triển thành tiêu chuẩn cho các công ty có nhiều thiết bị.

Hãy nhớ là chỉ cần một điểm cuối bị xâm nhập cũng là dấu chấm hết cho dữ liệu của bạn. Ransomware như là một ví dụ về thất thoát dữ liệu mãi mãi, không gì đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại dữ liêu khi bạn đã trả tiền chuộc. Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình dựa vào quy mô & số lượng điểm cuối của bạn.

Để được tư vấn giải pháp phù hợp với quy mô và ngân sách, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất:

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

VinSEP
VinSEP

VinSEP (Công ty TNHH Mục Tiêu Số, MST: 0316094847)- chúng tôi là chuyên gia trong giải pháp/dịch vụ CNTT & phần mềm bản quyền. VinSEP giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành nơi làm việc hiện đại (Modern Workplace) & phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

VinSEP chỉ có một website Official chính thức là VinSEP.com.

Bài viết liên quan