Phân tích OneDrive For Business vs OneDrive Personal

Phân tích OneDrive For Business vs OneDrive Personal

Tìm hiểu tính năng bảo mật OneDrive for Business vs OneDrive Personal. VinSEP.com sẽ phân tích và đưa ra các lý do giúp doanh nghiệp quyết định giải pháp phù hợp.

Các phiên bản dịch vụ Microsoft OneDrive

Các tính năng lưu trữ vượt trội, tính bảo mật và khả năng liên kết giữa các phiên bản OneDrive.

OneDrive là gì?

Là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến cho Văn Bản, Hình ảnh, PDF, CAD, EXE … Các dữ liệu trên máy tính sẽ được đưa lên Cloud giúp người dùng thể truy cập mọi lúc mọi nới, trên bất kỳ thiết bị nào.

OneDrive for Business là gì?

Là dịch vụ lưu trữ của Microsoft, với không gian lưu trữ trực tuyến riêng biệt dành cho doanh nghiệp. ODFB có thể trang bị dạng đơn lẻ hoặc kèm theo gói Microsoft 365 Business hoặc Enterprise.

OneDrive Peronal là gì?

Là một trong các dịch vụ miễn phí, khi người dùng đăng ký tài khoản Microsoft. Có thể mua thêm dung lượng trong tài khoản Microsoft, hoặc mua bản quyền Microsoft 365 Personal & Microsoft 365 Family hoặc M365 Business Standard

Security – Khả năng Bảo Mật OneDrive

Người dùng lưu quan tâm dữ liệu được bảo vệ khi chép/copy lên cloud, hoặc có còn quyền sở hữu dữ liệu của mình. Lưu trữ với OneDrive sẽ được bảo vệ như sau:

Định Danh Người Dùng

  1. Create a strong password. Mật khẩu mạnh/phức tạp được yêu cầu người dùng khi thiết lập.
  2. Add security info to your Microsoft account. Liên kết thông tin người dùng vơi tài khoản Microsoft. Bao gồm số điện thoại, câu hỏi bảo mật, và email thay thế để phục hồi mật khẩu.
  3. Use two-factor verification. Mật khẩu đăng nhập gửi qua điện thoại, tin nhắn, hoặc ứng dụng trên điện thoại khi đăng nhập.
  4. Enable encryption on your mobile devices. Cho phép mã hóa dữ liệ rên thiết bị di dộng, đề phòng thất lạc thiết bị.
  5. Subscribe to Microsoft 365. Trang bị OneDrive tăng dung lượng với bản quyền Microsoft 365 cũng nâng cấp thêm lớp bảo vệ mã độc.

Bảo Vệ Dữ Liệu

  • Bảo vệ dữ liệu khi truyền tải. Sử dụng phương thức mã hóa transport layer security (TLS). Không cho phép các kết nối được xác thực qua HTTP mà thay vào đó là chuyển hướng sang HTTPS.
  • Bảo vệ dữ liệu trạng thái nghỉ. Gồm Physical protection/Network protection/Application security/Content protection. Mỗi tệp được mã hóa hoàn toàn bằng khóa AES256. Các khóa này được mã hóa bằng một bộ khóa chính được lưu trữ trong Azure Key Vault.
  • Quét virus khi tải dữ liệu. Được phần mềm Windows Defender với bộ signature liên tục được cập nhật.
  • Giám sát các hành vi bất thường. Thông báo các đăng nhập ở những location bất thường.
  • Phát hiện và phục hồi mã độc Ransomware. Nhận cảnh báo khi có mã độc được phát hiện.
  • Lưu giữ nhiều phiên bản của một dữ liệuVersion history. Một tệp có nhiều bản lưu giúp khôi phục bản lưu trước đó khi bản lưu mới nhất không chính xác.
  • Dữ liệu chia sẻ với người khác – thiết lập mật khẩu và thời hạn chia sẻ. Chia sẻ dữ liệu trong ngắn hạn và cần có mật khẩu tránh công khái hóa.
  • Xóa và phục hồi đồng loạt nhiều dữ liệu dễ dàng. Dễ dàng chọn nhiều tệp để thực thi đồng loạt.

Các tính năng chính và bảo mật OneDrive for Business vs OneDrive Personal

Khi chia sẻ tài liệu giữa 2 tài khoản Microsoft cá nhân sẽ dễ dàng nhìn thấy trong mục Shared. Tương tự giữa 2 tài khoản Microsoft Business cũng thấy trong mục Shared One – Drive Web

Giữa 1 tài khoản Microsoft cá nhân và 1 tài khoản Microsoft Work/School, khi chia sẻ tài liệu sẽ không hiển thị trên mục Shared – OneDrive Web.

Vì vậy, đây là 2 môi trường hoàn toàn tách biệt, được tính năng bảo mật cao cấp của OneDrive hỗ trợ.

So sánh OneDrive for Business vs OneDrive Personal tính năng thêm chia sẻ vào My File.
Thêm dữ liệu được người khác chia sẻ

Lý do Doanh Nghiệp nên sử dụng OneDrive For Business

Khi môi trường làm việc từ xa, người dùng chia sẻ dữ liệu mọi nơi, là thách thức mới đối với DN. OneDrive for Business giải quyết nhu cầu này một cách dễ dàng.

Bảo vệ người dùng làm việc hiệu quả

Các tùy chọn khi chia sẻ dữ liệu

Gửi tệp đính kèm email trước đây từng là phương pháp phổ biến để chia sẻ nội dung. Nhưng khó để giám sát dẫn đến rò rỉ dữ liệu hoặc gặp vấn đề về kiểm soát phiên bản. OneDrive giúp chia sẻ nội dung dưới dạng liên kết một cách an toàn và hiệu quả. Không chỉ với đồng nghiệp mà còn khách hàng, đối tác. Người dùng có thể xác định ai có quyền truy cập với bốn tùy chọn chia sẻ:

  1. Bất kỳ ai có liên kết.
  2. Những người trong tổ chức. (Chỉ áp dụng choOneDrive for Business)
  3. Những người đang có sẵn quyền truy cập. (Chỉ áp dụng cho OneDrive for Business)
  4. Những người cụ thể.
So sánh OneDrive For Business vs OneDrive Personal tính năng bảo mật chia sẻ cao cấp
Các tùy chọn bảo mật bổ sung

Khi trang bị bản quyền OneDrive for Business, các tùy chọn bổ sung mở ra các tính năng như sau:

  • Tăng cường khả năng điều chỉnh “Ngày hết hạn và mật khẩu” cho tùy chọn số 1 “Bất kỳ ai có liên kết”. Ngày hết hạn giới hạn quyền truy cập sau khoảng thời gian dự định. Mật khẩu yêu cầu bất kỳ ai truy cập vào liên kết phải biết và nhập mật khẩu.
  • Chặn tải xuống, ngăn người nhận lưu tệp Office vào máy tính cho tùy chọn 2 và 4. Đây là một phương pháp hiệu quả khác để bảo vệ dữ liệu được chia sẻ.
  • Thêm nữa, với tùy chọn số 4, giới hạn quyền truy cập Specific people. Sử dụng khi chia sẻ cho đồng nghiệp hoặc khách bên ngoài bằng cách nhập địa chỉ email của từng người. Cách này cung cấp mật mã xác minh qua email để truy cập nội dụng được chia sẻ. Khi đó người bên ngoài tổ chức phải là người sở hữu tài khoản email. Hoặc đối với đồng nghiệp một khi rời khỏi công ty cũng không thể truy cập được nữa.
OneDrive For Business vs OneDrive Personal - Tùy chọn bảo mật bổ sung

Dễ dàng quản lý các dữ liệu chia sẻ ra ngoài doanh nghiệp

OneDrive for Business cho người quản trị viên khả năng hiển thị và quyền kiểm soát cần thiết. Giúp ngăn rò rỉ dữ liệu ngẫu nhiên mà không cần cấm người dùng chia sẻ nội dung cần thiết.

Người quản trị quản lý việc chia sẻ qua OneDrive với tùy chọn chỉ chia sẻ cho người trong tổ chức. (People in your organization) trước khi mở tính năng chia sẻ cho bất kỳ ai (Anyone with the link).

Quản trị viên giới hạn chia sẻ lại nội dung bằng cách domain filtering hoặc blocking guests . Ngăn không cho nhận chia sẻ/người ngoài tổ chức tiếp tục chia sẻ lại dữ liệu cho tổ chức khác.

Nếu người dùng cần làm việc thường xuyên với đối tác, quản trị viên có thể kết hợp OneDrive for Business với Azure B2B. Giúp cung cấp xác thực và quản lý người dùng dạng guest. Xem thêm hướng dẫn tại đây

OneDrive For Business vs OneDrive Personal - Quản lý liên kết chia sẻ

Giám sát chia sẻ dữ liệu

Xem báo cáo dữ liệu được chia sẻ bên ngoài bằng cách truy cập report trong Microsoft 365. Các báo cáo bao gồm mô tả xu xu hướng chia sẻ tệp, account user và thời gian chia sẻ.

Xem chi tiết dữ liệu OneDrive của mỗi người dùng bằng cách sử dụng activity report. Bao gồm thông tin về sửa đổi tệp, tải lên, tải xuống và chia sẻ (nội bộ và bên ngoài) hoặc các tệp được đồng bộ hóa.

Khi giám sát, quản trị viên có thể nhanh chóng xác định hoạt động bất thường giữa các tài khoản nhân viên đang được truy cập từ nhiều nơi và thiết bị khác nhau.

Nếu Doanh nghiệp sử dụng ODFB Plan 2 hoặc Microsoft 365 Enterprise, sẽ có thể xem báo cáo dữ liệu nhạy cảm. Giám sát báo cáo vi phạm chính sách thất thoát dữ liệu DLP có thể giúp hoàn chỉnh chính sách bảo vệ dữ liệu nhạy cảm.

OneDrive For Business vs OneDrive Personal - Giám sát hoạt động Onedrive

Ngoài ra còn một vài lý do mà ODFB giúp ích cho các doanh nghiệp lớn trang bị Microsoft 365 Enterprise như là:

Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm

đối với các tổ chức cần sử dụng chính sách chống thất thoát dữ liệu cũng cần ODFB. Các dữ liệu được đánh nhãn/lable quan trọng trong ODFB sẽ được giám sát dễ dàng và được mã hóa.

Hạn chế truy cập trái phép

Khi DN có triển khai việc quản lý thiết bị, các thiết bị cần tuân thủ các chính sách để được phép truy cập. Trong môi trường remote working này, ODFB giúp việc cộng tác an toàn hơn. Người dùng chọn folder và cho phép người công tác upload mà không nhìn thấy các tệp bên trong. Xêm thêm chinh sách request a file

Các chủ đề liên quan OneDrive for Business vs OneDrive Personal:

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi tìm hiểu nhanh so sánh OneDrive For Business vs OneDrive Personal.

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

So sánh Windows Server 2022 với các giải pháp IT phù hợp cho doanh nghiệp

So sánh Windows Server 2022 với các giải pháp IT phù hợp cho doanh nghiệp

Để so sánh Windows Server 2022 với các giải pháp IT, VinSEP.com xin giới thiệu lần lượt các khái niệm.

Tất tần tật về Windows Server 2022 – Cập nhật tính năng mới nhất

WS 2022 với các tính năng thời thượng, khả năng hybrid kết hợp on-premise vs cloud hay hỗ trợ môi trường làm việc remote. Ngoài ra, đây còn là một giải pháp CNTT có nhiều lợi ích đáng cho doanh nghiệp đầu tư cải tiến.

Windows Server 2022 có gì mới
  1. Hybrid capabilities with Microsoft Azure. Mở rộng khả năng triển khai với môi trường Cloud Azure
  2. Advance multilayer security. Bảo vệ dữ liệu và ứng dụng hoạt động từ OS của Hệ Điều Hành.
  3. More secure remote working. Triển khai đơn giản và đảm bảo an toàn khi remote vào ứng dụng và desktop.
  4. Modernized server infrastructure. Dễ dàng chuyển đổi và nâng cấp từ hệ thống trước đây đã lỗi thời lên hạ tầng hiện đại nhất.

Security – Bảo mật

Khả năng bảo mật chuyên sâu và multi-layer giúp bảo vệ toàn diện cho máy chủ tiên tiến nhất.

  1. Secured-core server. Kết hợp với các nhà sản xuất OEM tăng cừng bảo vệ với hardware, firmware, driver để kích hoạt bảo mật nâng cao cho máy chủ. Tham khảo thêm tại đây
  2. Hardware root-of-trust. Chip TPM 2.0 cung cấp một kho lưu trữ an toàn dựa trên phần cứng cho các khóa và dữ liệu mật mã nhạy cảm. Xác minh máy chủ khởi động với mã code tin cậy, kết hợp với tính năng mã hóa ổ đĩa BitLocker.
  3. Firmware protection. Secured-core server hỗ trợ xác minh quy trình khởi động và cách ly hoặc bảo vệ truy cập vào bộ nhớ memory.
  4. UEFI secure boot. Khởi động an toàn ngăn máy chủ khỏi mã độc rootkit. Secure Boot trên firmware và software tin cậy của nhà sản xuất.
  5. Virtualizationbased security (VBS). Bao gồm virtualization-based security (VBS) và hypervisor-based code integrity (HVCI). VBS là khả năng ảo hóa phần cứng, tạo và cô lập vùng bộ nhớ an toàn trước cuộc tấn công hệ thống. VBS sử dụng Credential Guard lưu trữ thông tin đăng nhập trong một vùng chứa ảo mà HĐH không thể truy cập trực tiếp. HVCI sử dụng VBS ngăn không cho các trình điều khiển lạ truy vào bộ nhớ hệ thống. Kernel Data Protection (KDP) bảo vệ các cấu trúc quan trọng của Windows Defender System Guard khỏi bị giả mạo.

Secure connectivity

  1. Transport: HTTPS and TLS 1.3 mặc định trên Windows Server 2022. Loại bỏ các thuật toán mã hóa cũ, tăng cường mã hóa hơn trước.
  2. Secure DNS: DNS Client trong Windows Server 2022 được support DNS-over-HTTPS. (DoH mã hóa các truy vấn DNS qua giao thức HTTPS)
  3. Server Message Block (SMB): SMB AES-256 encryption for the most security conscious. Windows Server 2022 hỗ trợ AES-256 GCM và CCM. Sẽ tự lựa chọn bộ mã hóa cao hơn khi nối nối với máy tính khác qua Group Policy. Vẫn còn hỗ trợ AES-128 GMAC với tốc độ cao hơn.
  4. SMB: East-West SMB encryption controls for internal cluster communications. Windows Server failover clusters kiểm soát mã hóa intra-node cho Cluster Shared Volumes (CSV) và Storage bus layer (SBL).
  5. SMB Direct and RDMA encryption. Hỗ trợ băng thông cao, độ trễ thấp cho Stor-age Spaces Direct, Stor-age Replica, Hyper-V, Scale-out File Server, and SQL Server. SMB Direct cũng được hỗ trợ mã hóa.
  6. SMB over QUIC. Được giới thiệu thay thế cho TCP xem thêm tại đây

Azure hybrid capabilities

Windows Server 2022 cho phép mở rộng trung tâm dữ liệu sang nền tảng cloud Azure.

  1. Azure Arc enabled Windows Servers.Cho phép mang máy chủ vật lý và từ các dịch vụ cloud khác lên Azure. Bộ quản lý Azure Arc giúp quản lý máy ảo Azure, xem thêm tài liệu tại đây.
  2. Windows Admin Center. Dùng để quản lý WS 2022 bao gồm report, tình trạng của Secured Core…
  3. Azure Automanage – Hotpatch. Hotpatch, một phần của Azure Automanage, Windows Server 2022 phiên bản Data Center: Azure Edition. Hotpatching là cách mới để cài đặt các bản cập nhật trên máy ảo Windows Server Azure Edition (VM) mới. Hotpatching không yêu cầu khởi động lại sau khi cài đặt.

Application platform

  1. Một số cải tiến cho Windows Container tương thích ứng dụng và trải nghiệm Windows Container với Kubernetes. Các cải tiến như là Giảm kích thước Windows Container image size lên tới 40%.
  2. Các ứng dụng có thể chạy trên Azure AD với Group Managed Services Accounts. Mà gMSA không cần liện kiết domain vào container host.

Networking performance

  1. UDP. Network traffic ngày càng phổ biến như giao thức game hoặc streaming. Giao thức QUIC, được xây dựng dựa trên UDP, mang lại hiệu suất của UDP ngang bằng với TCP. Tương tự Windows 11, thì WS 2022 cũng có UDP segmentation Offload (USO). Giúp gửi UDP packet từ CPU đến network adapter. Kết hợp UDP Receive Side Coalescing UDP RSC, giảm mức sử dụng CPU cho quá trình xử lý UDP.
  2. TCP. Windows Server 2022 sử dụng TCP HyStart ++ để giảm packet loss trong quá trình Start up và RACK để giảm RTO. Windows Server 2022 và Windows 11 đều có khả năng mới này.
  3. Hyper-V virtual switch. Được cải tiến tính năng Receive Segment Coalescing RSC. Giúp cải thiện hiệu suất network traffic từ một máy chủ bên ngoài. Network traffic được nhận bởi một NIC ảo. Hoặc từ một NIC ảo đến một NIC ảo khác trên cùng một máy chủ.

Bộ nhớ Lưu Trữ – Storage

  1. Dịch vụ Storage Migration Service. Giúp chuyển đổi bộ nhớ lưu trữ của máy chủ WS lên Azure dễ dàng. Dịch vụ chuyển đổi này giúp người dùng sử dụng ứng dụng bình thường như lúc chưa chuyển đổi.
  2. Adjustable storage repair speed. Trên WS 2022 tăng tốc sửa storage, giúp kiểm soát quá trình đồng bộ dữ liệu nhanh hơn.
  3. Faster repair and resynchronization. Nghĩa là repair & resynchronization trường hợp reboots hoặc disk failures nhanh hơn gấp đôi.
  4. Stor-age bus cache. Cải thiện hiệu suất đọc và ghi, đồng thời duy trì hiệu quả lưu trữ.
  5. ReFS file-level snapshots. Microsoft’s Resilient File System (ReFS) là dạng phục hồi dữ liệu hệ thống. Có thể phát hiện chính xác các lỗi và khắc phục các lỗi đó trong khi vẫn trực tuyến.
  6. SMB compression. Nén tệp gửi qua mạng giúp giảm băng thông, truyển tải nhanh hơn, tránh tình trạng tắt nghẽn.
Storage Migration Service của Windows Server 2022
Storage Migration Service
Storage Bus Cache trên Windows Server 2022
Storage Bus Cache

So sánh Windows Server 2022 với các giải pháp IT

Mục đích của bài viết này VinSEP.com mong muốn đưa đến những lý do giúp doanh nghiệp đầu tư hợp lý nhất để triển khai hệ điều hành 2022.

So sánh Windows Server 2022 phiên bản Standard vs Datacenter

Microsoft thường chia sản phẩm ra nhiều phiên bản khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT với công nghệ mới nhất.
  • Tận dụng bảo mật bảo vệ Multi-layer cho dữ liệu nhạy cảm.
  • Chuyển dịch theo xu hướng mới, cho phép làm việc ở bất cứ đâu.
  • Khai thác khả năng kết hợp giữa hệ thống tại doanh nghiệp và khả năng kết hợp với môi trường cloud.
So sánh Windows Server 2022 Standard vs Datacenter

Hầu như sự khác biệt giữa hai phiên bản này quá quen tthuộc với các doanh nghiệp đã từng trang bị hệ điều hành máy chủ. So sánh này giúp ích cho các doanh nghiệp lần đầu tiên đầu tư chi phí xây dựng máy chủ hoặc cần so sánh ngân sách triển khai.

So sánh Windows Server 2022 với Windows Server 2019

Do được xây dựng trên nền móng của 2019, HĐH mới có thêm nhiều cải tiến về Security, Hybrid, và Application Platform đã nêu ở trên. Cùng nhìn lại những nâng cấp và bổ sung cụ thể với bảng bên dưới để trang bị phù .

Các điểm thay đổi & nâng cấp trên phiên bản Standard & Datacenter

So sánh Windows Server 2022 vs Windows 2019 Standard vs Datacenter

So sánh Windows Server 2022 Essential – nâng cấp và cải tiến so với 2019

So sánh Windows Server 2022 vs Windows 2019 Essential

So sánh Windows Server 2022 với Azure Stack HCI

Hay còn được gọi là Road to Hybrid, khi doanh nghiệp chuẩn bị có kế hoạch đầu tư môi trường CNTT Hybrid. Đây là hai giải pháp doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin xem khi nào nên lựa chọn.

Khái niệm Azure Stack HCI

HCI là HyperConverged Infrastructure là một cấp bậc cao hơn khi đề cập đến vấn đề ảo hóa. Khi đó phần mềm sẽ đóng vai trò chính Software Defined Storage (SDS) hay Networking (SDN). Biến ổ đĩa Drive vật lý thành nhiều đĩa ảo, hay Card mạng thành virtual switch, network, load balancer, và gateway.

HCI là gì
Azure Stack HCI là gì?

Azure Stack HCI là giải pháp on-premise giúp lưu trữ máy chủ ảo hóa Windows, Linux cùng với Storage đang hoạt động trong môi trường ảo hóa. Hay có thể nói, Azure Stack HCI cho phép triển Windows và Linux, container ảo hóa trên một cụm HCI trong một datacenter bất kỳ. Mỗi cụm Azure Stack HCI gồm 2 đến 16 máy chủ vật lý validated hardware, chạy một hệ điều hành chuyên biệt mục đích là HCI.

Azure Stack HCI có giống Windows Server?

Windows Server là nền tảng của hầu hết sản phẩm có trên dịch vụ Azure. Azure Stack HCI lần đầu được giới thiệu từ WS 2019, hiện nay đã có OS hệ điều hành riêng biệt.

Lợi ích của Azure Stack HCI là gì?

Giống với lợi ích trang bị Public Cloud. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần máy chủ đặt tại cơ sở chứa dữ liệu quan trọng và độ trễ thấp. Cuối cùng là cắt giảm chi phí cần thiết khi cần kết nối giữa hai hệ thống.

Azure Stack HCI là gì

Các trường hợp đầu tư Azure Stack HCI

  • Hiện đại hóa DataCenter.
    • Cần bảo vệ hoạt động cho môi trường ảo hóa của doanh nghiệp với công nghệ mới nhất.
    • Giảm diện tích thiết bị máy chủ, máy làm lạnh, chi phí phát sinh.
    • Giảm chi phí vận hành liên quan, và quản lý đơn giản hơn.
  • Giải pháp cho doanh nghiệp có nhiều chi nhánh.
    • Triển khai IT nhanh chóng.
    • Sao lưu & phục hồi các node ở chi nhánh nhanh chóng.
  • Giải pháp tốt nhất cho SQL server quản lý CSDL
  • Virtual Desktop Infrastructure
  • Triển khai ứng dụng cloud apps

Tình huống sử dụng cụ thể

Một công ty A ngành tài chính-dịch vụ quy mô vừa với trụ sở chính tại HCM và một cơ sở ở HN. Môi trường IT đang triển khai hoàn toàn on-premise. Phần lớn môi trường máy tính chạy trên hệ điều hành Windows Server và một ít là Linux. Đội ngũ nhân viên CNTT nội bộ của công ty rất thành thạo các công nghệ của Microsoft, bao gồm virtualization và Software Defined Datacenter.

Gần đây, đội IT nghiên cứu đưa ứng dụng lên cloud Azure dưới dạng dịch vụ (IaaS) và nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS). Tuy nhiên, một số dữ liệu quan trọng sẽ phải nằm trong trung tâm dữ liệu ở HN.

  • Có một ứng dụng giao dịch trực tuyến của phòng cho vay tín dụng, với tầng front-end dựa trên PHP chạy trên cụm cluster Linux Ubuntu. Còn back-end chỉ có MySQL database.
  • Một hệ thống VDI dành cho nhân viên phòng đầu tư, dự định thay thế cho Windows Server 2012 R2 triển khai dự trên RDS từ xa.
  • Cuối cùng, là hệ thống on-prem chạy ứng dụng phân tích dữ liệu khách hàng và tải lên Azure lưu trữ lâu dài. Hiện tại vẫn dựa trên mã code legacy để lọc dữ liệu, tránh thất thoát ra ngoài.

Đối với nhu cầu VDI dành cho nhân viên phòng đầu tư, thì Azure Stack HCI là một giải pháp tuyệt vời để triển khai.

Lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp

Cả Windows Server và Azure Stack HCI đều là giải pháp hiện đại nhất cho công cuộc phát triển lên môi trường Cloud.

HCI giúp vận hành tối ưu thiết bị, chi phí đầu tư trở nên hợp lý, và dễ dàng thay đổi môi trường ảo hóa doanh nghiệp.

  • HCI có thể kết nối máy ảo với dịch vụ Azure để đảm bảo an toàn bảo mật cho các văn phòng chi nhánh.
  • Chi phí dịch vụ Azure tính theo dạng subscription, giúp sao lưu phục hồi, quản lý & giám sát.
  • Doanh nghiệp có thể đưa Datacenter lên cloud, cùng với các Azure Stack HCI để quản lý qua Azure Portal.
  • Có thể cập nhật Security Updates cho Windows Server 2008/R2, SQL Server 2008/R2, Windows Server 2012/R2 và SQL Server 2012/R2
  • Quản lý dạng User interface, kết hợp với PowerShell để đơn giản hóa quản lý.
  • Thông qua Azure Stack HCI với công cụ Azure Arc quản lý môi trường on-prem và cloud cực kỳ đơn giản. Đây có thể xem là điểm chính mà Azure Stack HCI vượt trội so với Windows Server.
Azure Stack HCI cho nhu cầu doanh nghiệp

Windows Server 2022 là cầu nối giữa môi trường hybid, chi phí trả một lần cho updates thời gian 2-3 năm. Cùng với các bộ Free Tool quản lý môi trường cloud độc lập không cần Azure.

  • Triển khai Datacenter lên Azure cực kỳ đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Bảo mật ở cấp OS cho ứng dụng và dữ liệu ở cấp độ ảo hóa.
  • IT có thể quản lý ứng dụng và desktop remote từ xa một cách đơn giản.
Windows Server cho nhu cầu doanh nghiệp

KẾT LUẬN SO SÁNH WINDOWS SERVER 2022 VS AZURE STACK HCI

Azure Stack HCI là dạng platform để chạy các máy ảo hoặc virtual desktop on-prem có kết nối với các dịch vụ kết hợp Azure. Azure Stack HCI có thể giúp hiện đại hóa và bảo mật các trung tâm dữ liệu và văn phòng chi nhánh. Đạt hiệu suất tốt nhất, độ trễ thấp và chủ quyền dữ liệu. Sử dụng Azure Stack HCI khi:

  • Cần triển khai workload với nhiều máy chủ ảo hóa cần hiện đại hóa những máy chủ hiện tại. Hoặc khi cần hạ tầng triển khai cho nhiều văn phòng/chi nhánh ở nhiều nơi.
  • Có nhu cầu mở rộng, tải lên dịch vụ đám mây, và cần bộ công cụ quản lý thuận tiện.
  • Thừa hưởng lợi ích của công nghệ HCI, giúp kiến trúc của Datacenter trở nên đơn giản, lưu trữ tốc độ cao

Windows Server 2022 là một hệ điều hành đa năng, nhiều vai trò & tính năng, khả năng kết nối trực tiếp với máy trạm với CAL thích hợp. Máy chủ Windows Server có thể ở trên đám mây hoặc on-prem, và cả ảo hóa trên Azure Stack HCI. Sử dụng Windows Server khi:

  • Hệ điều hành bên trong máy ảo (VM) hoặc container.
  • Là máy chủ chạy cho các ứng dụng Windows.
  • Để sử dụng các vai trò máy chủ tích hợp sẵn như Active Directory, File service, DNS, DHCP hoặc Dịch vụ thông tin Internet (IIS).
  • Là một máy chủ truyền thống,domain controller hoặc cài đặt SQL Server.
  • Đối với cơ sở hạ tầng truyền thống, làm máy ảo được kết nối với Fibre Channel SAN .
So sánh Windows Server 2022 vs Azure Stack HCK về tính năng
Quản lý thiết bị truy cập tài khoản Microsoft 365

Quản lý thiết bị truy cập tài khoản Microsoft 365

Tìm hiểu tính năng quản lý thiết bị truy cập tài khoản Microsoft 365 Business. Giúp kiểm soát thiết bị chứa dữ liệu doanh nghiệp và có biện pháp bảo vệ khi cần thiết.

Công cụ quản lý thiết bị truy cập Microsoft 365 Business

Quản lý thiết bị truy cập Microsoft 365 là gì?

Là bộ công cụ với tính năng ghi nhận các thiết bị như iOS, Android, Laptop, PC/Desktop, Mac được người nhân viên dùng khi đăng nhập tài khoản Microsoft 365.

QLTB truy cập Microsoft 365 có mấy loại?

Có 2 loại bao gồm Basic Mobility and Security và Intune. Với Basic Mobility and Security dành để quản lý thiết bị di động tablet/Mobile, và Intune cho cả PC/Destop Windows.

Quản lý thiết bị di động truy cập Microsoft – Basic Mobility and Security

Là việc quản lý các thiết bị di động kết nối với tài khoản Microsoft 365 doanh nghiệp. Microsoft 365 giúp làm việc mọi nơi trên nhiều thiết bị, thách thức đưa ra là bảo vệ an toàn dữ liệu cho người dùng. Tính năng cơ bản này giúp xóa các dữ liệu quan trọng hoặc đăng xuất khi bị mất cắp.

Thiết lập chính sách bảo mật cho thiết bị di động – Mobile Device Management Polices

Để thiết lập chính sách quản lý cần tìm hiểu các khái niệm Device Type, Application Protection và Policy.

Basic Mobility and Security sẽ giúp bảo vệ các thiết bị (Device Type)

  • iPhone & iPad
  • Android
  • Windows Phone.

Các ứng dụng của Microsoft 365 (Application Protection) có thể truy cập bằng thiết bị di động

  • Thư điện tử – Exchange Online
  • Outlook – ứng dụng xem thư điện tử.
  • OneDrive for Business
  • Bộ Office – Word, Excel, PowerPoint
Quản lý thiết bị truy cập di động truy cập Microsoft 365 với Basic Mobility & Security
Quy trình đăng ký thiết bị truy cập & sử dụng tài khoản Microsoft 365

Các chính sách (Policy) được thiết lập cho thiết bị di động

  • Security. Bảo mật đăng nhập với các chính sách mật khẩu mạnh hoặc phức tạp.
  • Encryption. Mã hóa dữ liệu trên thiết bị.
  • Jail broken. Không sử dụng thiết bị bẻ khóa hoặc root.
  • Managed email profile. Quản lý hồ sơ thư điện tử, không cho phép tự thiết lập tài khoản manual.

Tham khảo thêm các chính sách khác có thể được thiết lập tại đây

Trang bị bản quyền Basic Mobility & Security vs Microsoft Intune | VinSEP
So sánh Basic Mobility & Security vs Intune sẵn có khi trang bị bản quyền Microsoft

Quản lý thiết bị truy cập Microsoft – Microsoft Intune

Tìm hiểu các loại thiết bị Microsoft Intune giúp quản lý để so sánh với Basic Mobility & Security ở trên.

Các loại thiết bị có thể được triển khai

  • Điện thoại thông minh, máy tính bảng, và PC.
  • Thiết bị cá nhân, lẫn thiết bị của doanh nghiệp trang bị cho nhân viên.
Quản lý thiết bị truy cập Microsoft 365 với Intune

Đối với thiết bị cá nhân sẽ được yêu cầu đăng ký và tuân thủ chính sách trước khi đăng nhập dữ liệu doanh nghiệp. Đối với thiết bị của doanh nghiệp sẽ được đánh dánh và được IT quản lý hoàn toàn.

Các chính sách được thiết lập với Microsoft Intune

So sánh tính năng Basic Mobility & Security vs Microsoft Intune | VinSEP

Microsoft Intune – Quản lý toàn diện

Không chỉ có thiết bị di động, Intune giúp quản lý thêm cả thiết bị PC/Desktop. Với Microsoft Endpoint Manager giúp bảo mật và bảo vệ dữ liệu trên nền tảng đám mây – quản lý từ xa.

Nhu cầu bảo mật và tuân thủ – Security & Compliance

  • Nhu cầu mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu bảo vệ dữ liệu bị thất thoát hay bị khai thác.
  • Khi chuyển dịch lên cloud, dữ liệu trên các thiết bị di động, laptop PC càng ngày càng cần được bảo vệ. Các nguy cơ thất lạc, mất cắp khi làm việc bên ngoài tăng cao.
  • Intune sẽ giúp bảo vệ thiết bị và dữ liệu trên thiết bị để người dùng yên tâm làm việc.

Lý do chọn Microsoft Intune

Là một nền tảng quản lý trên từ xa cho các thiết bị doanh nghiệp đang được nhân viên sử dụng. Ngay cả thiết bị của cá nhân người nhân viên sử dụng để truy cập dữ liệu cũng có thể được quản lý.

  1. Configure Device. Thiết lập chuẩn mực bảo mật như mật khẩu.
  2. View Report. Xem báo cáo các thiết bị của người dùng nào chưa tuân thủ.
  3. Remove data. Xóa dữ liệu doanh nghiệp khi thất lạc hoặc mất thiết bị.
  4. Encrypt data. Mã hóa các dữ liệu đối với các truy cập không được cấp phép.
  5. Track the location. Định vị thiết bị.
  6. Enable password protection. Yêu cầu thiết lập mật khẩu để truy cập thiết bị và dữ liệu.
  7. Keep track of enrolled device. Luôn cập nhật cho các thiết bị đã được quản lý.
  8. Wipe data and control app access. Làm sạch dữ liệu và các truy cập ứng dụng trên thiết bị từ xa.
  9. Push certificates to device. Chứng chỉ cho phép thiết bị truy cập hệ thống mạng qua Wifi hoặc VPN.

Các tình huống hoặc ví dụ điển hình sử dụng Intune

  • Cho phép truy cập email từ thiết bị di động.
    • Với tính năng Conditional access không một thiết bị di động nào có thể xem được email doanh nghiệp. Cho tới khi, thiết bị enroll với Intune thì mới có thể truy cập.
  • Cho phép sử dụng thiết bị cá nhân làm việc BYOD.
    • Trên thiết bị cá nhân, một số ứng dụng cần truy dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp. Với chính sách Prevent Data Loss đối với các ứng dụng này, là các ứng dụng không quản lý và cần sử dụng dung lượng thiết bị. Khi đó Intune có thể ngăn không cho sao chép/copy nội dung email doanh nghiệp sang email cá nhân.
  • Các thiết bị sử dụng chung
    • Một số thiết bị như máy tính bảng dành cho nhân viên kinh doanh tương tác. Kiểm tra kho hàng, hoặc tình trạng đơn hàng, chỉ cần ở chế độ limited-use.
  • Đăng nhập trên các thiết bị lạ
    • Khi có các sự kiện/event, nhân viên có thể sử dụng các thiết bị công cộng để truy cập ứng dụng. Intune sẽ hạn chế việc xem email trên các thiết bị công cộng này. Hoặc yêu cầu xác thực khắc khe chứ không phải là vì vô tình đăng nhập.

Kết Luận

Để quản lý thiết bị truy cập dịch vụ Microsoft 365, thì có hai giải pháp Basic Mobility & Security và Microsoft Intune.

  • Với gói Basic hoàn toàn miễn phí chỉ cho phép quản lý các thiết bị di động. Còn Intune quản lý toàn diện hơn với nhiều tính năng bảo mật hơn.
  • Hầu hết các gói Microsoft 365 Business vs Enterprise đều có sẵn Basic Mobility and Security.
  • Để trang bị Intune có các hình thức mua đơn lẻ khi dùng các gói M365 Business Basic hoặc Standard. Mua Combo cho các gói M365 Business Premium và M365 Enterprise trở lên.
Hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft

Hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft

Cùng với các hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft, VinSEP sẽ so sánh nêu lý do chuyển đổi. Bài viết dành cho doanh nghiệp đang sử dụng Google Suite hoặc Google Workspace có thể tham khảo.

So sánh Google Workspace vs Microsoft

VinSEP.com nhắc lại so sánh các gói Google Workspace vs Microsoft 365 , để tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp chuyển email Google sang Microsoft.

Tính năng & công dụng các dịch vụ phần mềm

Google Workspace so sánh từ những yếu tố tương đồng Microsoft 365 Business Basic về dịch vụ online bao gồm:

  • Bộ ứng dụng văn phòng.
    • Các gói Google chỉ có Office web & Mobile tương đồng với gói Microsoft 365 Basic.
    • Google thiêu bộ Office Desktop so với Microsoft 365 Standard, Microsoft 365 Premium (Apps for Business)
  • Công cụ cộng tác.
    • Goolge Meeting so với Microsoft Teams dành để trao đổi & họp trực tuyến.
    • Google Chat vs Microsoft Teams dành để trao đổi trực tuyến.
  • Lưu trữ trực tuyến.
    • Google Drive vs OneDrive lưu trữ dữ liệu riêng biệt từng nhân viên trong doanh nghiệp.
    • Google Drive vs SharePoint Online lưu trữ dữ liệu chung cho nhóm nhân viên/phòng ban.
  • Email Hosting Business.
    • Gmail Business vs Exchange Online lưu trữ thư điện tử theo domain doanh nghiệp
    • Gmail Business vs Microsoft Outlook phần mềm ứng dụng client để tải và xem thư.
  • Advanced Security. Các tính năng bảo mật nâng cao, chống mất dữ liệu DLP. Quản lý truy cập.
So sánh Google Workspace vs Microsoft 365

Như vậy, so sánh về công dụng Google vs Microsoft chính là:

  • Bộ phần mềm ứng dụng (client) Office Desktop.
  • Chính sách bảo mật nâng cao mỗi hãng có những quan điểm khác nhau trong cách bảo vệ người dùng.
So sánh giá Google Workspace vs Microsoft 365 Business 2022
So sánh giá Google vs Microsft năm 2022

Chi phí bản quyền

Giá bán các gói và khác biệt về tính năng & công dụng như trên đã đề cập, các chi tiết bao gồm:

  • Email Hosting – Lưu trữ thư điện tử
    • Gmail Business Starter có 30GB, Gmail Business – Standard có 2TB và Gmail Business Plus là 5TB
    • Exchange Online Microsoft 365 Business là 50GB cho tất cả các gói
  • Collaboration – Cộng tác
    • Video meeting cho phép 100, 150, 500 người tham dự trong 1 buổi họp, tương ứng theo 3 gói Business
    • Teams cho phép 300 người tham gia 1 buổi họp cho tất cả gói
  • Storage Online – Lưu trữ dữ liệu trực tuyến
    • Drive được 30GB, 2TB và lên đến 5 TB cho mỗi nhân viên lưu trữ tăng theo từng gói Business.
    • OneDrive được trang bị 1TB cho mỗi nhân viên. SharePoint Online với 1TB trực tuyến cho cả DN.

So sánh nhanh kể trên giúp Doanh Nghiệp quyết định thay đổi dịch vụ Google vs Microsoft.

Hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft

Đầu tiên, đội ngũ IT sẽ sao lưu lại các thư điện tử của nhân viên đang lưu trên Email Hosting của Gmail. Sau đó, sao chép lại toàn bộ vào hosting của Microsoft. Sau khi chuyển đổi sẽ có thể xem lại các thư điện tử trước đây trên tài khoản mới một cách trọn vẹn.

Các ứng dụng cần thiết

Là phần mềm ứng dụng client để tải thư điện tử trên PC/Desktop, sau đó xuất thành tệp để lưu giữ. Ở Việt nam, phổ biến và được biết đến nhiều là Microsoft Outlook.

Phần mềm Outlook Desktop

Microsoft Outlook Editions
Microsoft Outlook là gì?

Là phần mềm ứng dụng client dùng để để gửi đi, tải về, đọc và lưu trữ thư điện tử. Ví dụ: Người A dùng phần mềm email client để soạn thư và gửi đi, thư gửi đến người B. Người nhận B sẽ dùng email client để đọc và lưu trữ thư. Microsoft Outlook có trong bộ phần mềm Office Desktop (M365 Personal, Family, Standard) hoặc Apps for Business ( thuộc các gói M365 Business)

Outlook có bao nhiêu phiên bản?

Tại thời điển 2022, Outlook hiện có 3 phiên bản. Outlook trên desktop bao gồm Mac & Windows, Outlook trên trình duyệt web và Outlook trên thiết bị di động. Như đã biết Outlook for web và Mobile cần có truy cập internet để gửi và nhận.

Vì sao Microsoft Outlook dùng để chuyển email?

Trên phiên bản Outlook Desktop có chức năng Import & Export dữ liệu thành 1 file. Người dùng dễ dàng chuyển file pst này giữa các thiết bị với nhau và chuyển qua địa chỉ email khác.

Hướng dẫn Export & Import file PST trên Microsoft Outlook Desktop

Sau khi trang bị và cài đặt Microsoft Outlook từ bộ Office Desktop hoặc Apps for Business. Tiến hành đăng nhập tài khoản email doanh nghiệp hoặc email cá nhân chứ các thư mà doanh nghiệp đang trao đổi với đối tác.

B1: chọn File Bước 2: chọn Import/Export Bước 3: Export to a file>Next> Chọn tài khoản & các folder cần thiết

Các bước để Export
Hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft Outlook Export File PST
Các bước Export thư thành file PST

B1: chọn File Bước 2: chọn Import/Export Bước 3: Import from another program or file>Browse chọn file PTS> Replaces duplicates with items imported> Import items into the same folder in> chọn tài khoản.

Các bước để Import file PST
Hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft Outlook Import File PST
Các bước Import file PST

Bằng cách này, giúp Export thư của một địa chỉ email bất kỳ, import đến địa chỉ email khác một cách đơn giản.

Chuyển email Google sang Microsoft

Hướng dẫn chuyển Gmail sang Microsoft 365 cho cá nhân hoặc doanh nghiệp theo nhiều tình huống:

  • Trường hợp 1, dành cho người dùng đã đăng ký sử dụng bản quyền phần mềm Microsoft Outlook.
  • Trường hợp 2, dành cho người dùng chưa có bộ Office Desktop hoặc Outlook client.

Chuyển Gmail sang Microsoft Outlook

Đơn giản là cách Import hoặc Export file PST với phần mềm Outlook Desktop đã nêu ở phần trên. Đây có thể được xem là cách đơn giản, và dễ dàng cho cá nhân & doanh nghiệp thiếu nhân sự IT.

Bên cạnh sự nhanh chóng và đơn giản, cách này cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Khả năng export thiếu các email folder.
  • Thiết bị cần phải kết nối trực tuyến liên tục để email được tải lên hosting toàn bộ.
  • Không thể theo dõi tiến trình tải lên một cách chi tiết.

Trường hợp DN có email business theo domain thì cần phải xác thực domain & tạo user trên Microsoft Admin Portal doanh nghiệp trước.

9 Bước chuyển Gmail sang Microsoft Admin Portal

  • 1. Đăng ký gói Microsoft 365 Business
  • 2. Xác thực tên miền doanh nghiệp trên cổng Microsoft Admin Portal
  • 3. Thiết lập các chính sách bảo vệ dữ liệu dành cho thiết bị (Đối với khách hàng ở bước 1 đăng ký gói M365 Business Premium)
  • 4. Thêm DNS Record trên Google Admin để xác thực DN quản lý Domain và cho kết liên kết với dịch vụ Microsoft
Add Google Workspace domain
  • 5. Cài đặt phần mềm Office + Microsoft Teams (Đối với gói M365 Business Premium hoặc M365 Business Standard)
  • 6. Migrate/ Chuyển email Gmail Business, Calendar, Contacts sang Microsoft 365 Business. Bước này khá quan trọng cần hiểu quy trình như sau:
    • 6.1 Tạo Alias cho user trên Microsoft Admin Portal. Trên Domain Controller (Google Admin hoặc tùy domain mua ở nơi khác), cần tạo 1 DNS record CNAME đặt tên là M365 trỏ về tên miền doanh nghiệp(domain name). Tạo DNS record TXT cho sub domain. Ví dụ: m365.vinsep.com.
    • 6.2 Đối với Google Workspace để đồng bộ cần hiểu cách tạo Account Service và Enable các API như Contacts, Calender và Gmail.
    • 6.3 Thực hiện việc chuyển dữ liệu trực tiếp trên Exchange Admin Center. Tạo & xác thực thêm các DNS Record MX, CNAME, TXT cho tên miền phụ.
Hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft | Thêm DNS record cho tên miền phụ
Migrate business email and calendar from Google Workspace
  • 7. Sau khi bước 6 hoàn tất, xóa các DNS đã tạo ở bước 6 trên Domain Controller và MX đang trỏ về Email hosting Google. Thực hiện lại bước 6.3 thêm các DNS Record cho tên miền chính.
Connect your domain to Microsoft 365
  • 8. Chuyển dữ liệu Drive sang OneDrive với Microsoft 365 with Migration Manage
  • 9. Tắt gia hạn dịch vụ Google Workspace, giữ lại thuê bao tên miền (nếu được tại Google)

Kết luận

Doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ dịch chuyển email hoặc xem hướng dẫn chuyển Google sang Microsoft. Các khái niệm & kiến thức cần tham khảo và lưu ý bao gồm:

  • Tạo DNS Record để Verify tên miền chính và tên miền phụ liên kết với dịch vụ Microsoft.
  • Tên miền phụ có thể tạo bằng cách tạo DNS Record CNAME trỏ về tên miền chính.
  • Các bước 6 & 7 cần tạo các DNS Record MX, CNAME và TXT
  • Xem hướng dẫn Google Admin cho việc tạo Service Account theo Project. Biết cách Enable ba loại API Gmail, Contacts và Calendar.
  • Xem hướng dẫn tạo các phiên chuyển dữ liệu từ Gmail sang Microsoft trên Exchange Admin Center.

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

Phần mềm HYPACK 2022 | Những tính năng mới

Phần mềm HYPACK 2022 | Những tính năng mới

Phần mềm HYPACK 2022 chính thức cập nhật 18/01/2022. Khách hàng được nâng cấp miễn phí khi có trang bị gói Maintenance.

Tải và cập nhật phần mềm HYPACK 2022

Truy cập trang chủ tại đây: New Release & Updates 2022

Đăng ký thông tin và submit để tải bộ cài 32bit hoặc 64 bit.

Bản cập nhật phần mềm dựa trên ý kiến đóng góp của cộng đồng, và miễn phí với khách hàng gia hạn maintenance. Thường được phát hành vào tháng 01 hằng năm, và các bản vá sẽ được cập nhật ngay sau đó.

Lưu ý: bản cập nhật Teamviewer cho tính năng hỗ trợ/Help đã được công bố từ Q2/2021. Tải lại bộ cài mới hơn để nhận được hỗ trợ thuận tiện. Link Tải bộ cài Remote Assistance phiên bản mới.

SẢN PHẨM MỚI – PHẦN MỀM HYPACK 2022

HYPACK bổ sung các công cụ hỗ trợ theo từng công việc việc cụ thể. Bao gồm các công cụ hỗ trợ công việc khảo sát như sau:

HYPACK ECHO – Software for Single Beam Survey

  1. Hỗ trợ nhiều loại thiết bị định vị và có tính năng RTK.
  2. Hỗ trợ Echo-Sounders cho cả Echogram
  3. Editing tools, như là SB Editor với Contour và Sort để có thể streamline workflow
  4. HYPLOT MAX mới có thể hỗ trợ rendering kết quả.

HYPACK GEOPHYSICS – Side-scan, Sub-Bottom and Magnetometers

  1. Hỗ trợ nhiều loại thiết bị định vị và có tính năng RTK.
  2. Magnetometer interfaced lên tới 24 models.
  3. Sub-Bottom device interfaces lên tới 11 models.
  4. Side-scan interface hỗ trợ 38 models.
  5. Real-Time Mosaic hỗ trợ khảo sát định vị trí nhanh chóng trong phạm vị xác định.
  6. Post-Processing công cụ hỗ trợ phân tích kết quả khảo sát.
  7. HYPLOT MAX mới có thể hỗ trợ rendering kết quả.

WATER QUALITY MAPPING – Software to cover ADCP and Environmental sensor data

  1. Hỗ trợ nhiều loại thiết bị định vị và có tính năng RTK.
  2. Acoustic Doppler Profiler thu thập và chỉnh sửa.
  3. User configurable interface đọc lên tới 32 sensors và thu thập để chính sửa hậu kỳ. Nếu interface không tồn tại, thiết lập Generic Parser để lưu dữ liệu.
  4. Water Quality Editor mới cho phép 32 sensor được đọc xử lý, xóa, contoured và sorted để phân tích dữ liệu.
  5. HYPLOT MAX mới có thể hỗ trợ rendering kết quả.

BẢN QUYỀN PHẦN MỀM HYPACK

Bổ sung hình thức bản quyền Soft License với các ưu điểm có thể bổ sung cho HardLock license USB trước đây.

  • Web-based license activation. Kích hoạt online & offline trên web
  • No need for a dongle! Không cần sử dụng thiết bị usb.
  • Easy transfer between computers, even if they are in different locations! Dễ dàng chuyển đổi giữa nhiều thiết thiệt sử dụng phần mềm.

Các điểm chưa có khi trang bị hình thức bản quyền Soft License

  • A soft license does not support ARCS and S63 chart permits. Chưa hỗ trợ ARCS và S365
  • A soft leased license cannot convert to a permanent license. Không thể chuyển thành bản quyền vĩnh viễn.

Các tính năng bổ sung Mới

Project Wizard – Quản lý theo dự án

Dễ dàng chọn lựa vị trí khảo sát của dự án bằng cách nhập latitude – longitude hoặc chọn trực tiếp trên bản đồ. HYPACK sẽ chọn vị trí gần nhất theo vùng UTM.

Phần mềm HYPACK 2022 tính năng Project Wizard

HYPACK SHELL – Hazard Contour Control Kiểm soát độ sâu & cạn

  • Điều chỉnh hiển thị đường nét viền (đường đồng mức/Contour) theo Mực nước/Water Level và thiết lập bản vẻ/Draw Setting.
  • Mực nước/Water Level xác định điểm gần nhất với giá trị đường đồng mức Hazard Contour.
  • Chế độ Contour Mode giúp điều chỉnh hiển thị các đường đồng mức.
  • Các chế độ Hiển thị tất cả, chỉ nơi nguy hiểm/hazard only hoặc hazard và shallower
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng Hazard Contour Control
  • Bổ sung ENVIRONMENTAL EDITOR vào menu xử lý PROCESSING.
  • Thêm OBJ EDITOR trong menu PREPARATION-EDITORS.
  • ENC Charts – Chọn chế độ hiển thị “Distance Marks” giúp tăng độ lớn Font chữ hiển thị dạng số liệu.

PROJECT COLORS

  • Gán màu cho các Survey maps trên Shell tab
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng Project Colors

GEODESY – VDATUM

  • Tải và cài đặt phần mềm VDatum một cách đơn giản từ NOAA web.
  • Cập nhật nhanh VDatum files, VDatum zone = NOAA folder name.
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng GEODESY - VDATUM

GEODESY – EPSG CODES

  • Chọn Geodesy dựa trên EPSG Code.
    • Chọn tab “EPSG” .
    • Nhập mã EPSG Code hoặc chọn trong danh .

HARDWARE

  • Hỗ trợ Mô Hình 3D hình dạng tàu (3D OBJ boat shape)
  • Chế độ thử nghiệm dành cho thiết bị MB và SS
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng Hardware

SURVEY

  • Cập nhật mới các tính năng, Icon.

SURVEY – SINGLE BEAM AUTO MATRIX

Tính năng mới cho năm 2022. Tự động vẽ lưới/matrix bằng cách nạp dữ liệu đo đơn tia/single beam vào lưới trước. Giúp hiển thị trên bản đồ khi đo thực tế để kiểm soát độ phủ.

SURVEY – Device Health

  • Launches from Survey program
  • Tracks device timing from HYPACK, HYSWEEP and Side Scan devices.
  • Color-coded warning indicators.
  • Tracks file logging and file size.

SURVEY LOG

  • Save/lưu dữ liệu theo định dạng *.csv
  • Import vào tệp Survey *.log.
  • Import/export header info
  • Xuất /Export bảng/sheet qua định dạng PDF, XLS, và CSV.
  • Thêm các trường custom header
  • Log targets vào Memo section

DEVICE DRIVERS

  • Hỗ trợ 32-bit echogram. Bất kỳ dữ liệu nào được ghi bằng E20 đều được ghi ở chất lượng đầy đủ — không giảm mẫu như trong các phiên bản trước đó.
  • Survey device window gồm có nút Signal Range để điều chỉnh độ sáng màn hình.
  • 32-bit và 64-bit Single Beam Editors cũng đã được cập nhật để xử lý dữ liệu echogram.

HYSWEEP SURVEY

  • Cảnh báo IMU nếu không có thiết bị đo độ cao nào được cài đặt
  • Other: thêm tùy chọn chặn ghi dữ liệu WGS84 vào HSX files (FILE –LOGGING OPTIONS trong HYSWEEP Survey).

TPU EDITOR

  • Added IHO Exclusive Order to Estimation Graph Parameters.

SIDE SCAN SURVEY

  • Hỗ trợ Edgetech 4205
  • Nâng cấp lên Klein SDKs.
  • Loại bỏ “down-sampling” để cải thiện hiển thị waterfall.
  • Thêm hiển thị water column.
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng SIDE SCAN SURVEY

SOUND VELOCITY

  • Hỗ trợ cho AML-3 và AML-6 SVPs.
  • Kết nối qua WiFi

SBMAX64 – SINGLE BEAM EDITOR

  • Đã nâng cấp để xử lý dữ liệu echogram 32 bit chất lượng đầy đủ được ghi lại bằng trình điều khiển Echotrac E20 21.2.x
  • Bản vẻ echogram drawing cải thiện nhanh hơn.
  • Nút Signal Range điều chỉnh độ sáng màn hình.
  • Chia echogram trên 2 windows!
  • Cập nhật thêm nhiều chọn lựa File Overlay options

SBMAX64 – SORTING AND CONTOURING

  • Sort and contour dữ liệu ngay trong SBMAX.
  • Tối ưu sorting routine mặc định từ Sort program.
  • Tối ưu contouring engine từ TIN Model.

MBMAX64 – Direct Export to ArcGIS

  • Lưu/save tệp ESRI TIFF – tạo ra GeoTIFF của Multibeam Data ở định dạng được ArcGIS chấp nhận để dễ dàng nhập vào các công cụ của họ.
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng Lưu Tệp ESRI
  • Cải thiện nhanh hơn (faster) drawing!
  • Thêm SHOW Options cho Survey Map:
    • Direction Arrows vẽ các mũi tên hướng khảo sát trên các đường theo dõi. (Phase 1)
    • Matrix Outline hiển thị đường viền của lưới/matrix. (Phase 2)
    • SVP Casts gắn thẻ vị trí. (Phase 1)
  • Đọc tần số sonar từ cả bản ghi RMB và SNR, vì trình điều khiển có thể ghi dữ liệu vào một trong hai vị trí.
  • Lưu các vị trí WGS84 (khi có) vào sơ đồ vị trí HS2X (Có thể bỏ qua các vị trí này trong HYSWEEP® SURVEY trong hộp thoại Logging Options.)
  • Cải thiện tải dữ liệu S7K.
  • Hỗ trợ Kongsberg KMALL files!
  • LiDAR Calibration trong Pop-up Cloud window.
  • Sử dụng cloud points thay vì mặt cắt/cross section dạng truyền thống patch test.
  • Tương thích hệ thống LiDAR.
  • Quét Window Data Border: Phác thảo khu vực được hiển thị trong Sweep Window.
  • Custom Colors: Tự xác định màu sắc riêng cho các mặt hàng khác nhau.
  • Xuất/Export thành file màu/ Color File: xuất MBMAX64 depth colors thành tệp HCF.
  • Kết hợp sử dụng với các phần mềm HYPACK khác.
  • Sử dụng Project Rounding Rules: Sử dụng quy tắc rounding rules được thiết lập từ HYPACK Shell Settings khi xuất sang XYZ file.

MBMAX64 – AUTO-PROCESSING

  • Auto Process – Xuất sang XYZ là một phần của Auto Process output.
Phần mềm HYPACK 2022 tính năng 
 MBMAX64 – AUTO-PROCESSING

HYPLOT MAX

  • Tính năng mới trên Phần mềm HYPACK 2022. Sử dụng paper space. Xếp nhiều bản đồ vào một trang tính. Tạo khu vụ Plot không cần PLT file. Plot/ phát họa tát cả background file. Khóa item không cho chỉnh sửa. Cho phép hoàn tác/undo/thực hiện lại nhiều lần.
Phần mềm HYPACK 2022 Tính năng HYPLOT MAX

TIN MODEL

  • Cải thiện bản vẻ 2D drawing
  • Thêm lựa chọn báo cáo định dạng: PDF, CSV, XLS

CLOUD – Enhancements

  • Tắt/Mở hiển thị (Toggle) trục axis và chu vi/perimeter.
  • Chế độ xem danh sách tệp có thể bật / tắt mà không cần tải.
Phần mềm HYPACK 2022 Tính năng 
CLOUD – Enhancements

ADCP PROFILE

  • Cửa sổ thông tin hiển thị được nhiều thông tin như là thêm Ensemble Depth, Bin Size, Max Bin/Ensemble., Distance to First Bin. Bin Depth và Final Bin Depth.
  • Khắc phục sự cố hộp thoại hiển thị ngoài màn hình.

MAGNETOMETER / ENVIRONMENTAL EDITOR

  • MagEdit hiện có chế độ ‘water quality’ mode. Mở từ PROCESSING – ENVIRONMENTAL EDITOR.
  • Hỗ trợ tải trực tiếp các tệp EXO Bin. Tất cả các tệp phải chứa cùng một tổ hợp dữ liệu được ghi theo cùng một thứ tự trong mỗi bản ghi.
  • Tải lên đến 32 giá trị.
  • Built-in sorting và contouring.
Phần mềm HYPACK 2022 Tính năng MAGNETOMETER

CROSS SECTIONS AND VOLUMES

  • Xuất /export sections thành tệp định dạng hình ảnh/ image (*.jpg, *.png, *.bmp)
  • Các hình ảnh được lưu theo dự án project’s \Edit\CS&V Images folder.

Xem thêm cập nhật mới từ hãng cho phần mềm HYPACK 2022 tại đây