Tại sao camera giám sát dễ bị hack như vậy?

Tại sao camera giám sát dễ bị hack như vậy?

Liệu tin tặc có thể tấn công hệ thống camera an ninh trong nhà của bạn không và chúng thực hiện điều đó như thế nào? Bạn có thể làm gì để tự bảo vệ mình?

Đầu năm 2019, một vụ tấn công vào hệ thống an ninh gia đình tại bang Illinois của Mỹ xảy ra khiến người dân nước này lo ngại. Vụ việc được phát hiện khi Arjun Sud nghe thấy tiếng của người đàn ông khác trong phòng của con trai mình. Âm thanh này phát ra từ một camera (của hãng Nest, một công ty con của Google chuyên về hệ thống an ninh gia đình) lắp đặt trong phòng.

Khi tên tin tặc phát hiện chủ nhân căn nhà đã phát giác, hắn ta chuyển sang quấy rối và đe dọa Arjun. Trong một thông cáo báo chí, Google phủ nhận việc hệ thống Nest bị tấn công thành công và cho rằng sự việc này xuất phát từ người dùng do đặt mật khẩu truy cập quá dễ đoán.

Ngày nay, rất nhiều hộ gia đình đã chuyển sang sử dụng các loại smart camera để bảo đảm an ninh cho ngôi nhà, con cái và tài sản của mình khi đi làm hay đi du lịch. Hiện có rất nhiều hãng, nhiều dòng smart camera khác nhau trên thị trường, chúng rất dễ lắp đặt và có nhiều tính năng như phát hiện chuyển động hay theo dõi thời gian thực qua ứng dụng di động… Nhưng cũng giống với hầu hết thiết bị IoT khác, cả smart camera lẫn smartphone đều có thể bị tin tặc tấn công.

Những vụ việc tấn công vào hệ thống an ninh không chỉ diễn ra tại Việt Nam, Mỹ, hay Trung Quốc mà chúng đều đã xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Theo Vladislav Iliushin, chuyên viên nghiên cứu về lỗ hổng IoT của Avast cho biết “theo thống kê, tại Ấn Độ có đến một phần ba số gia đình sử dụng thiết bị smart home có kết nối trực tuyến hệ thống camera an ninh. Camera an ninh cũng là mục tiêu dễ bị tấn công nhất, chiếm 45,6% trong các cuộc tấn công mạng”.

Năm 2018, số vụ tấn công vào hệ thống camera chiếm 15,2% trên tổng số các vụ tấn công vào hệ thống IoT, con số này chỉ có 3,5% vào năm 2017. Sự thay đổi mạnh mẽ chỉ trong một năm cho thấy mức độ mất an toàn của các hệ thống an ninh gia đình hiện nay, Ritesh Chopra, quản lý bộ phận bán hàng của Symantec cho biết.

Theo Kaspersky, hầu hết smart camera hiện nay đều cho phép truy cập thông qua nền tảng web và chúng có thể điều khiển trực tiếp với toàn bộ chức năng trên nền tảng này.

Nói cách khác, mỗi camera sẽ có một trang web riêng. Vấn đề là những trang web này và đường truyền hình ảnh có thể dễ dàng tìm được thông qua hệ thống tìm kiếm chuyên biệt, như Shodan hay Censys chẳng hạn.

“Khi đã có thể truy cập vào hệ thống camera của bạn, những tên tội phạm mạng sẽ theo dõi hoạt động hàng ngày của gia đình bạn và sử dụng những thông tin có được để lên kế hoạch đột nhập căn nhà”, ông Chopra cho biết.

Kaspersky nhận định, vấn đề ở camera giám sát là hầu hết người dùng và cả nhà sản xuất đều ưu tiên tính dễ sử dụng hơn là tính bảo mật. Đó là lý do tại sao các hệ thống này có thể dễ dàng bị tấn công như vậy. Thách thức lớn nhất của camera giám sát là chúng thiếu cả về phần cứng lẫn phần mềm để có thể đặt tính bảo mật lên ưu tiên hàng đầu.

“Hiện này có rất ít, hoặc có thể nói là hầu như không có bất cứ tiêu chuẩn bảo mật chung nào đối với thiết bị an ninh thông minh như camera chẳng hạn. Thay vào đó, các nhà sản xuất tập trung vào việc xây dựng những tiêu chuẩn riêng cho mình và tất nhiên là bảo mật không phải là một ưu tiên hàng đầu”, ông Iliushin cho biết.

Người dùng có thể giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bằng cách thay đổi mật khẩu truy cập thường xuyên. Đặc biệt là đối với các hệ thống được lắp đặt bởi bên thứ ba, bạn phải thay đổi mật khẩu và tên đăng nhập ngay sau khi hệ thống được lắp đặt xong. Nếu bạn vẫn giữ nguyên mật khẩu và tên đăng nhập do công ty lắp đặt cung cấp, hệ thống an ninh của bạn sẽ bị tấn công rất dễ dàng do những mật khẩu và tên truy cập này thường rất đơn giản và được dùng chung cho tất cả các khách hàng.

Ngoài ra, bạn cần cập nhật firmware và bản vá bảo mật cho thiết bị thường xuyên. Sự đa dạng về phương thức tấn công ngày càng lớn, do vậy chỉ cần bạn không cập nhật firmware hay các bản vá bảo mật một vài tháng cũng có thể tạo ra một lỗ hổng trong hệ thống an ninh của gia đình.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị an ninh thông minh và thiết bị IoT ngày nay, tội phạm mạng sẽ ngày càng trở nên phổ biến và hoạt động mạnh mẽ hơn. Những sự việc tương tự với vụ ca sĩ Văn Mai Hương cũng sẽ còn tiếp tục xảy ra và thậm chí còn có thể nghiêm trọng hơn nữa nếu như các nhà sản xuất thiết bị không đầu tư thích đáng vào việc xây dựng hệ thống bảo mật.

Đối với người dùng, chúng ta cũng cần phải tự bảo vệ mình bằng cách cài đặt mật khẩu đủ mạnh và thiết lập một hệ thống mạng riêng chỉ dành cho các thiết bị an ninh trong nhà thay vì dùng chung hệ thống mạng Wi-Fi.

Theo VnReview

BSA: Đã có 50 tập đoàn và công ty bị xử phạt vì sử dụng phần mềm trái phép

BSA: Đã có 50 tập đoàn và công ty bị xử phạt vì sử dụng phần mềm trái phép

Các tập đoàn, công ty bị thanh tra vì sử dụng phần mềm bất hợp pháp ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ba trong số Bốn tập đoàn bị thanh tra trong tháng Mười Một có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam.

Báo cáo của BSA (Liên minh phần mềm) cho biết trong tháng 11, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thanh tra đột xuất 4 tập đoàn, công ty đang sử dụng các phần mềm bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh với tổng giá trị vi phạm lên tới 220.000 USD. Các đơn vị này thuộc các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, dệt may, linh kiện vận tải đặt tại các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ba trong số Bốn tập đoàn bị thanh tra trong tháng Mười Một có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam.

Kể từ đầu năm 2019, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thanh tra 50 công ty sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Tất cả đều là các tập đoàn, công ty quy mô lớn sử dụng phần mềm không phép trên máy tính công ty (PC) và trong các hoạt động kinh doanh khác.

“Tất cả các công ty vi phạm bị thanh tra đều có quy mô với vốn đầu tư lớn, hoàn toàn có khả năng mua bản quyền cho các phần mềm. Họ đã cố tình phớt lờ các cảnh báo từ BSA thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Chúng tôi tin rằng nếu tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đều tuân thủ quy định, điều đó sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả”, ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của BSA tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết.

Hồi tháng 10, BSA đã ra mắt một chiến dịch nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho các CEO cần loại bỏ việc sử dụng phần mềm trái phép. Ngoài Việt Nam, chiến dịch này còn được phổ biến tại Indonesia, Philippines và Thái Lan.

“Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ và ủng hộ quyền của những đơn vị phát triển phần mềm để họ có thể tiếp tục tạo ra phần mềm sáng tạo, chất lượng cao được các công ty trên khắp thế giới sử dụng”, ông Sawney nói. “Các cuộc thanh tra của chính phủ là phương án bất đắc dĩ cuối cùng mà chúng tôi buộc phải áp dụng khi không thể thuyết phục các công ty tự giác thực hiện đúng luật. Chúng tôi mong muốn các chủ doanh nghiệp tự giám sát hoạt động và chủ động lựa chọn hợp pháp hóa các phần mềm họ sử dụng. Khi đó, sẽ không cần tới các cuộc thanh tra nữa”.

BSA nhấn mạnh rằng, ngoài việc tránh các rắc rối về mặt pháp lý, hợp pháp hóa phần mềm còn có một số lợi ích như giúp các tập đoàn ngăn chặn các nguy cơ bị tấn công mạng, cải thiện năng suất, giảm thời gian trì hoãn, quản lý tập trung các giấy phép và giảm thiểu chi phí nhờ vào các gói đăng ký sử dụng linh hoạt.

Theo BSA

Những điều cần biết khi migrate sang Office 365

Những điều cần biết khi migrate sang Office 365

Sau khi bạn đã di chuyển hệ thống email sang Office 365 và mọi thứ hoạt động tốt. Đó là điều xứng đáng cho việc lập kế hoạch chi tiết của bạn. Nhưng bạn vẫn chưa xong việc đâu! Công việc migrate email sang Office 365 rất tốn thời gian và tài nguyên. Nhưng sau đó các quản trị viên IT vẫn cần thực hiện thêm các công việc khác sau khi migrate xong.

Việc không lập kế hoạch cho hoạt động sau migrate có thể bạn và người dùng gặp nhiều rắc rối. Các vấn đề có thể xảy ra như:

  • Các cài đặt cá nhân của người dùng bị mất.
  • Người dùng không thể truy cập được email cũ.
  • Các plug-in và add-on không được di chuyển cùng.

Các vấn đề trên có thể nhỏ nhưng sẽ làm mất thời gian và khó chịu cho cả đội IT lẫn người dùng. Do đó, sau khi migrate email xong, bạn cần làm những việc sau:

1. Tạo hướng dẫn chi tiết cho người dùng sau khi di chuyển.

Di chuyển email là công việc phức tạp. Nó khá khó hiểu với người dùng thông thường. Do đó, việc trao đổi để giúp người dùng hiểu là rất quan trọng. Để đảm bảo điều đó, bạn cần tạo một danh sách hướng dẫn chứa các thông tin chi tiết cho người dùng về các vấn đề sau:

  • Chi tiết về thời gian chậm trễ có thể xảy ra.
  • Cách tự kiểm tra xem email của họ đã di chuyển thành công chưa.
  • Cách để tự thiết lập lại các cài đặt cá nhân với Office 365.

Những mẫu hướng dẫn này sẽ giúp người dùng biết cách tự xử lý các vấn đề của họ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn.

2. Sao lưu lại tất cả dữ liệu Office 365 của người dùng.

Sau khi migrate Office 365 xong, có thể hầu hết người dùng sẽ mất thời gian để làm quen với Office 365. Đồng thời, họ có thể khám phá thêm các tính năng mới trong Office 365. Khi đó, họ có thể vô tình xóa nhầm toàn bộ hoặc 1 phần dữ liệu của họ. Để tránh điều này, bạn nên sao lưu lại các dữ liệu Office 365 của người dùng ngay sau khi di chuyển. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối với việc mất dữ liệu của người dùng.

3. Áp dụng lại các chính sách riêng với từng người dùng cụ thể.

Khi di chuyển email, các quyền và quy tắc người dùng có thể không được chuyển theo cùng sang Office 365. Nếu điều này xảy ra, bạn cần áp dụng thủ công lại những quy tắc đó. Ngoài ra, nếu người dùng có các quy tắc riêng với Outlook của họ, họ cũng cần áp dụng lại những quy tắc đó. Chỉ những quy tắc chung của server mới được di chuyển cùng. Việc migrate các quyền của người dùng có thể khá phức tạp. Hãy thông báo với họ về vấn đề này. Điều này sẽ giúp họ không cảm thấy bối rối khi không thấy các quyền và quy tắc được áp dụng trên hòm thư Office 365.

4. Xác nhận với người dùng rằng dữ liệu không bị thiếu.

Hãy kiểm tra đầy đủ tất cả các tệp, thư mục trên hộp thư của người dùng. Xác nhận với họ rằng mọi dữ liệu đã được di chuyển đầy đủ sang Office 365. Để thực hiện việc này, hãy mở mọi thư mục và kiểm tra trạng thái của nó xem đã cập nhật hết hay chưa. Ngoài ra, hãy kiểm tra với người dùng xem tất cả các tệp và thư mục của họ đã sắp xếp đúng và đủ ở các vị trí quen thuộc của họ hay chưa.

5. Áp dụng lại cài đặt cá nhân trong Outlook.

Nếu bạn đã cài bất cứ plug-in hay add-on nào trên Outlook của người dùng trước khi migrate. Bạn cần cài đặt lại sau khi di chuyển email, giữ thông tin tài khoản trong quá trình di chuyển vì có thể bạn sẽ cần chúng. Nếu bạn có tạo chữ ký email, bạn cũng cần tạo lại chữ ký vì chữ ký cũng không được migrate cùng khi di chuyển email. Cuối cùng, nếu bạn có tạo các rule trên Outlook, bạn cũng cần thiết lập lại các rule đó. Tóm lại, những tùy chỉnh cá nhân của người dùng tạo trên Outlook, bạn cần kiểm tra và áp dụng lại.

6. Kiểm tra những cài đặt lịch và liên hệ được chia sẻ.

Mặc dù phải mất chút thời gian để đồng bộ hóa lại lịch trên Outlook, nhưng lịch được chia sẻ của bạn sẽ được giữ nguyên. Mặc dù, việc chia sẻ lại lịch thủ công cho mọi người cũng không ảnh hưởng gì. Nhưng mỗi khi bạn tạo thêm một email mới cho người dùng, bạn sẽ lại phải thêm lại lịch. Do đó, hãy đồng bộ hóa các lịch và liên hệ được chia sẻ sau khi di chuyển email thành công.

7. Tạm ngừng máy chủ vật lý của bạn.

Vì bạn đang di chuyển email sang Office 365, có nghĩa là email server của bạn trên máy chủ vật lý sẽ không cần dùng nữa. Do đó, bạn phải tắt chúng đi để tránh gây lộn xộn và tốn tài nguyên không cần thiết. Tuy nhiên hãy chắc chắn 100% rằng công ty của bạn đã sẵn sàng chuyển đổi sang email Office 365.

Thực hiện thành công việc migrate email, bạn mới chỉ hoàn thành một nửa công việc. Một nửa công việc còn lại là xử lý các vấn đề sau khi di chuyển email. Các vấn đề với người dùng, các khó khăn sau khi sử dụng email Office 365 hay việc phải đào tạo người dùng sử dụng các công cụ Office 365 khiến bạn gặp nhiều thách thức.

Hãy để VinSEP làm điều đó giúp bạn. Chúng tôi sẽ khảo sách, tư vấn triển khai và di chuyển Office 365 cho bạn. Với chi phí hợp lý và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn tăng năng suất và không bị gián đoạn công việc.

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

Cách dùng Office 365 miễn phí

Cách dùng Office 365 miễn phí

Hiện nay, Microsoft cung cấp cho người dùng các gói Office 365 với các mức giá cả khác nhau tùy thuộc vào tính năng. Tuy nhiên để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, khuyến khích người dùng sử dụng các giải pháp CNTT trong thực tiến, Microsoft đem đến các giải pháp Office 365 miễn phí hoàn toàn cho mọi đối tượng. Cùng xem các cách sử dụng Office 365 miễn phí dưới đây:

Office 365 là bộ ứng dụng văn phòng thông minh và tiên tiến nhất hiện nay.

Office 365 là các gói đăng ký tích hợp quyền truy nhập vào các ứng dụng Office cùng các dịch vụ hiệu suất khác được hỗ trợ qua Internet. Office 365 bao gồm các gói dành cho gia đình và dành cho doanh nghiệp. Office 365 dành cho doanh nghiệp gồm các dịch vụ như hội thảo trực tuyến Skype for Business và Exchange Online cho email và lưu trữ trực tuyến OneDrive for Business.

Office 365 cũng tích hợp phiên bản máy tính của các ứng dụng Office mới nhất mà người dùng có thể cài đặt trên nhiều máy tính và thiết bị. Các ứng dụng được cài đặt đầy đủ bao gồm: Word, Excel, PowerPoint, OneNote, Outlook, Publisher và Access. Người dùng cũng có thể cài đặt chúng trên nhiều thiết bị, gồm PC, máy Mac, máy tính bảng chạy Android, điện thoại chạy Android, iPad và iPhone. Khi đăng ký Office 365 hiện hoạt có tích hợp phiên bản Office dành cho máy tính, người dùng luôn có phiên bản cập nhật mới nhất của các ứng dụng.

Ứng dụng Online trên trang Office.com

Nếu bạn đã có tài khoản Microsoft, bạn hoàn toàn có có thể sử dụng bộ ứng dụng Microsoft Office trên trang Office.com hoàn toàn miễn phí. Nếu chưa có, bạn cũng có thể đăng ký tài khoản mới bất cứ lúc nào, việc đăng ký này vô cùng dễ dàng và người sử dụng cũng không phải chi trả bất cứ khoản phí nào. Đa số người dùng sử dụng hệ điều hành Windows bản quyền đều đã có tài khoản Microsoft khi mua, vì vậy ứng dụng trực tuyến này khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn

Office 365 miễn phí

Truy cập vào trang Office.com và đăng nhập bằng tài khoản Microsoft, là bạn đã có thể sử dụng bất cứ ứng dụng nào trong Microsoft Office Suite mà bạn cần, miễn là máy tính của bạn có kết nối internet. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm của ứng dụng trực tuyến này, bạn không thể sử dụng ứng dụng Office hay truy cập vào các tệp dữ liệu đã tạo khi không có kết nối mạng internet. Còn nếu bạn có thể đảm bảo máy tính của mình luôn được kết nối mạng thì đây là có thể xem là cách tốt nhất để sử dụng bộ ứng dụng Microsoft Office Suite vừa miễn phí vừa có thể tiết kiệm bộ nhớ trên máy tính. Thêm vào đó, bạn còn có thể truy cập tài liệu ở trên bất cứ thiết bị nào chỉ với tài khoàn Microsoft.

Ứng dụng trên Điện thoại di động

Microsoft Office hiện nay được áp dụng gần như trên tất cả các loại thiết bị như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và điện thoại di động. Tất cả các thiết bị có chung tài khoản đều có thể truy cập cùng một tài liệu cho dù bạn ở đâu, vào thời điểm nào. Do đó, bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi nào với Microsoft Office Suite. Microsoft cho phép người dùng tải về miễn phí các ứng dụng của mình và người dùng có thể truy cập hầu hết các ứng dụng cơ bản trên điện thoại di động.

Office 365 miễn phí

Bạn có thể tùy vào nhu cầu sử dụng mà tải về loại ứng dụng mình cần. Sau đó có thể truy cập cũng như chia sẻ cho bất cứ ai nhờ vào tính năng chia sẻ và lưu trữ đám mây. Do tài liệu được lưu trữ trên đám mây nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng về việc quá tải tài liệu, thiết bị của bạn chỉ phải lưu trữ một ít bộ nhớ cho bộ cài ứng dụng mà thôi.

Nếu bạn chỉ có nhu cầu đọc văn bản và chỉnh sửa đơn giản thì đây là cách tuyệt vời để sử dụng Office mà không phải trả phí

Miễn phí với Office 365 Education

Microsoft đã ra mắt Office 365 Education – một hệ thống cho phép học sinh, sinh viên có địa chỉ email của trường học cung cấp sẽ được truy cập và tải về miễn phí toàn bộ các ứng dụng trong Microsoft Office Suite trong suốt độ tuổi học sinh, sinh viên.

Office 365 miễn phí

Office 365 Education cho phép học sinh chia sẻ tài liệu và ứng dụng giữa các thiết bị với nhau, vì vậy họ có thể làm việc ở bất cứ đâu. Đồng thời học sinh, sinh viên cũng có thể sử dụng Microsoft Teams hoặc ứng dụng Skype để họp lớp trực tuyến hoặc ngoại tuyến miễn phí.

Office 365 Education sẽ gửi lời nhắc định kỳ để đảm bảo rằng bạn còn đi học. Trong trường hợp bạn đã tốt nghiệp, bạn sẽ có thêm một tháng sử dụng miễn phí và sau đó bạn sẽ phải đăng ký dịch vụ Office 365 trả phí hoặc sử dụng một trong những cách còn lại trong bài viết này.

Vì vậy, nếu bạn còn đang là học sinh, sinh viên, hãy tận dụng chương trình ưu đãi đặc biệt này từ Microsoft. Chương trình được áp dụng từ bậc trung học phổ thông cho đến đại học, áp dụng cho cả chương trình đại học và sau đại học.

Bản dùng thử miễn phí Office 365

Nếu bạn chỉ cần dùng đến Microsoft Office Suite trong khoảng thời gian ngắn, bản dùng thử Microsoft Office Suite miễn phí 30 ngày chính là câu trả lời cho bạn.

Không có bất cứ giới hạn tính năng nào trong bản dùng thử kể cả trên máy tính hay trên điện thoại di động. Việc chuyển tài liệu giữa các thiết bị thậm chí còn đơn giản hơn các cách trên. Bạn sẽ làm việc cả online và offline với 1TB dung lượng trên dịch vụ lưu trữ đám mây OneDrive. Đồng thời bạn còn có thể chia sẻ bản dùng thử với nhiều người khác (lên đến 25 người) để có thể làm việc cùng nhau.

Đây là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn không cần sử dụng ứng dụng văn phòng này trong thời gian dài. Bạn chỉ được sử dụng bản dùng thử một lần duy nhất và khi hết hạn, sau đó nếu muốn tiếp tục duy trì dịch vụ, bạn phải trả các khoản phí với tùy gói Office khác nhau.

Trên đây, bài việt đã giới thiệu bốn cách sử dụng miễn phí bộ ứng dụng Microsoft Office 365. Với tùy nhu cầu sử dụng bạn có thể lựa chọn cách dùng phù hợp nhất. Tuy có hạn chế một số tính năng nhưng nó vẫn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản của người dùng, nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng và hoàn toàn miễn phí.

Liên hệ tư vấn giải pháp của Microsoft

Tổng hợp

So sánh Microsoft 365 và Office 365

So sánh Microsoft 365 và Office 365

Microsoft 365

Microsoft 365 là sự kết hợp của Office 365, Windows 10 và Enterprise Mobility + Security. Sản phẩm này mang tới cho các doanh nghiệp một giải pháp thông minh, toàn diện nhằm hỗ trợ nhân viên trở nên sáng tạo và làm việc cùng nhau một cách bảo mật.

Hiện tại có 3 phiên bản chính của Microsoft 365. Có nhiều cấp độ giải pháp Microsoft 365 khác nhau cho từng phiên bản trên, với nhiều khả năng khác nhau.

Dữ liệu kinh doanh của bạn có thể bị xâm phạm theo nhiều cách. Ví dụ:

  • Thông tin đăng nhập bị lộ hoặc không đủ mạnh.
  • Người dùng có thể sao chép / dán / lưu dữ liệu của tổ chức vào các ứng dụng cá nhân.
  • Người dùng cài đặt và sử dụng các ứng dụng của bên thứ 3 có bảo mật yếu.
  • Các lỗ hổng email bao gồm chia sẻ dữ liệu nhạy cảm, các lừa đảo, phần mềm độc hại, v.v.
  • Khi những người không phận sự, có thể truy cập các tài liệu có thông tin nhạy cảm.

Microsoft 365 Business giúp bảo vệ dữ liệu trong từng trường hợp trên. Các tính năng bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp của bạn được trình bày chi tiết trong hình dưới đây.

Office 365

Office 365 là một dịch vụ của Microsoft trên nền điện toán đám mây, tập hợp các công cụ tốt nhất để phục vụ cho mọi công việc hiện nay của người dùng. Qua việc kết hợp các ứng dụng hàng đầu như Excel và Outlook với các dịch vụ đám mây mạnh mẽ như OneDrive và Microsoft Teams, Office 365 sẽ giúp mọi người tạo và chia sẻ ở mọi nơi, trên mọi thiết bị.

Các ứng dụng này được sử dụng để tăng năng suất kinh doanh và Office 365 là bộ ứng dụng dựa trên đám mây. Có nhiều dịch vụ cấp phép đăng ký cấp doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn có sẵn.

Hiện có 3 phiên bản tùy chọn của Office 365. Với việc mua Office 365, bạn sẽ nhận được các ứng dụng Office mới nhất cả hai máy tính để bàn và các phiên bản trực tuyến, và các bản cập nhật.

Dịch vụ trực tuyến

  • Lưu trữ và chia sẻ tệp
  • 1 TB của Onedrive for Business đám mây lưu trữ cho mỗi người dùng, có thể được truy nhập từ bất kỳ nơi đâu và đồng bộ với PC và máy Mac để truy nhập ngoại tuyến.
  • Office Online
  • Các phiên bản trực tuyến của Word, OneNote, PowerPoint và Excel, có thể truy nhập từ bất kỳ trình duyệt nào với Office Online.
  • Báo cáo tương tác và kể chuyện
  • Tạo và chia sẻ các báo cáo tương tác, bản trình bày và các câu chuyện cá nhân với Sway.

So sánh Microsoft 365 và Office 365

  Office 365 Microsoft 365
Dịch vụ tiêu chuẩn
   
Lưu trữ đám mây không giới hạn (OneDrive for Business)
Email, Lịch (Exchange)
Các cuộc họp trực tuyến, IM (Skype for Business)
Trang web liên lạc và nhóm (SharePoint)
Team hub (Teams)
Doanh nghiệp xã hội (Yammer)
Khám phá và tìm kiếm nội dung (Delve)
Quản lý lịch trình và nhiệm vụ công việc hàng ngày của nhân viên (StaffHub)
Quản lý công việc và làm việc theo nhóm (Planner)
Quản lý doanh nghiệp tốt hơn (Invoicing, Bookings, MileIQ, Business center)    
Quản lý khách hàng (Connections, Listings, Outlook Customer Manager)    
Dịch vụ nâng cao    
Tích hợp Active Directory
Quản lý thiết bị di động (MDM) cho Office 365  
Được cấp phép triển khai kết hợp
Hỗ trợ kích hoạt máy tính dùng chung
Quản lý nội dung video
Bảo vệ thông tin Windows – mã hóa tin nhắn, RMS, DLP
Quản lí thiết bị    
Azure Active Direcory Plan  
Microsoft Intune  
Fine Tuned User Experience  
Windows Analitycs Health  
Windows Autopilot  
Tính năng bảo mật nâng cao  
Azure Information Protection Plan 1  
Device Guard  
Credential Guard  
Direct Access  
Windows Defender Antivirus  
Windows Hello  
Microsoft Advanced Threat Analytics  

Liên hệ tư vấn giải pháp của Microsoft

 

Theo Microsoft.com

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)