Microsoft Defender ATP tích hợp với Microsoft Information Protection để khám phá, bảo vệ và giám sát dữ liệu nhạy cảm trên các thiết bị Windows

by | Tin Sản Phẩm

Bối cảnh

Chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển đổi sang làm việc hiện đại khuyến khích sự tham gia của nhân viên, cải thiện năng suất và sự cộng tác. Quá trình chuyển đổi này đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo vệ thông tin nhạy cảm. Trong môi trường làm việc hiện đại, khoảng cách giữa mạng công ty và đám mây đang mờ dần. Dữ liệu nhạy cảm liên tục di chuyển giữa các vị trí khác nhau và thường được chia sẻ với những người khác – cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này làm tăng đáng kể bề mặt tấn công và làm cho việc xác định, bảo vệ và giám sát dữ liệu nhạy cảm trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, các mối đe dọa đang phát triển và ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn. Vi phạm dữ liệu đang ở mức cao nhất mọi thời đại về cả số lần vi phạm lẫn mức độ nghiêm trọng tổng thể và tác động kinh doanh. Do đó, các chính phủ và cơ quan quản lý đang đưa ra các quy định chặt chẽ hơn với các khoản tiền phạt chưa từng có vì không bảo vệ và quản lý thông tin nhạy cảm một cách hợp lý.

Các giải pháp truyền thống có thể hiểu là đang đặt các bức tường xung quanh mạng của doanh nghiệp, nhưng như vậy thôi là chưa đủ. Điều này dẫn đến nguy cơ bảo vệ quá mức ở những nơi không cần thiết, làm giảm năng suất của nhân viên an ninh mạng, làm gián đoạn quy trình làm việc của nhân viên trong công ty.

Hãy xem xét các nguyên tắc sau trước khi quyết định chiến lược bảo vệ thông tin của doanh nghiệp:

  1. Khả năng hiển thị (Visibility) – Bạn không thể bảo vệ những gì bạn không nhìn thấy. Cố gắng đạt được khả năng hiển thị đầy đủ đối với dữ liệu nhạy cảm ở bất cứ đâu.
  2. Bảo vệ tập trung vào dữ liệu (Data-centric protection) – Hãy bảo vệ dữ liệu, chứ không phải thiết bị. Áp dụng các khả năng bảo vệ thông tin để cải thiện phạm vi bảo vệ và giảm bớt ảnh hưởng đến người dùng cuối do những gián đoạn không cần thiết. Đảm bảo dữ liệu nhạy cảm vẫn được bảo vệ ở bất kỳ đâu, trên bất kì thiết bị nào; điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại, nơi dữ liệu liên tục di chuyển.
  3. Lập kế hoạc vi phạm – hacker ngày càng tinh vi, các mối đe dọa đánh cấp thông tin sẽ tìm cách vượt qua bất kỳ bức tường bảo mật nào. Triển khai các kỹ thuật xử lý sau vi phạm, liên tục giám sát việc sử dụng dữ liệu nhạy cảm trong doanh nghiệp, tương quan dữ liệu với các hành vi đáng ngờ khác, đồng thời phản hồi và giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể.

Điểm cuối (endpoint) là điểm kiểm soát then chốt khi thực hiện chiến lược bảo vệ thông tin hiệu quả dựa trên 3 nguyên tác kể trên. Điểm cuối thường là lối vào cho các cuộc tấn công tinh vi do hacker bên ngoài hoặc mối đe dọa tìm ẩn bên trong. Hãy kiểm tra các điểm cuối của mình, rất có thể bạn sẽ tìm ra điểm yếu bảo mật nghiêm trọng nhất của doanh nghiệp.

Microsoft Defender Advanced Threat Protection (Microsoft Defender ATP), nền tảng bảo vệ điểm cuối của Microsoft, giải quyết thách thức này bằng cách tích hợp với Azure Information Protection (giải pháp phân loại, gắn nhãn/label và bảo vệ dữ liệu của Microsoft). Sự tích hợp này cho phép Windows hiểu rõ các nhãn được gắn vào thông tin nhạy cảm qua Azure Information Protection cho phép phản hồi hoạt động độc hại sau vi phạm liên quan hoặc ảnh hưởng đến dữ liệu của doanh nghiệp.

Microsoft Defender ATP được tích hợp vào HĐH, loại bỏ nhu cầu triển khai và bảo trì agent, đảm bảo rằng trải nghiệm người dùng cuối không bị ảnh hưởng khi thực hiện các quy trình kinh doanh. Việc tích hợp liền mạch, không yêu cầu cơ sở hạ tầng on-premises hoặc agent điểm cuối, Azure Information Protection đảm bảo rằng quản trị viên dữ liệu có thể dễ dàng sử dụng Azure Information Protection để quản lý các khả năng bảo vệ mới.

Khám phá các tài liệu nhạy cảm trên thiết bị Windows

Các cảm biến tích hợp của Microsoft Defender ATP phát hiện ra dữ liệu được gắn nhãn trên tất cả các thiết bị được dịch vụ Microsoft Defender ATP giám sát. Dữ liệu này sau đó được gắn liền mạch cho một báo cáo trong Azure Information Protection và cả cho dữ liệu trên thiết bị Windows. Điều này cho phép khách hàng đang sở hữu Azure Information Protection có được khả năng hiển thị tức thì vào dữ liệu nhạy cảm trên các thiết bị bằng cách sử dụng cùng một bảng điều khiển và các công cụ phân tích.

Microsoft Defender ATP tích hợp với Microsoft Information Protection
Hình 1. Bảo vệ thông tin Azure – Bảng điều khiển khám phá dữ liệu hiển thị dữ liệu được phát hiện bởi cả Microsoft Defender ATP và Azure Information Protection

Là một bộ bảo vệ điểm cuối, Microsoft Defender ATP giám sát và tính toán mức độ rủi ro của thiết bị, một chỉ số tổng hợp các mối đe dọa bảo mật đang hoạt động trên mỗi thiết bị. Dữ liệu này cũng được chia sẻ với các báo cáo Azure Information Protection, cho phép quản trị viên dữ liệu chủ động hiểu liệu dữ liệu nhạy cảm của công ty có nằm trên bất kỳ thiết bị đang bị xâm phạm nào hay không. Để hiểu lý do tại sao thiết bị bị xâm phạm, chỉ cần một cú nhấp chuột trong bảng điều khiển Azure Information Protection để được chuyển hướng đến hồ sơ của thiết bị đó trong Microsoft Defender ATP, nơi quản trị viên có thể điều tra và giảm thiểu các mối đe dọa bảo mật đã phát hiện.

Microsoft Defender ATP tích hợp với Microsoft Information Protection
Hình 2. Azure Information Protection – Bảng điều khiển khám phá dữ liệu hiển thị tính toán rủi ro của thiết bị

Việc bật tích hợp này chỉ bằng một lần nhấp chuột trong trang cài đặt các tính năng nâng cao (advanced features settings page) trong Microsoft Defender Security Center. Các điểm cuối của Windows sẽ bắt đầu khám phá các tài liệu được gắn nhãn ngay lập tức.

Microsoft Defender ATP tích hợp với Microsoft Information Protection
Hình 3. Microsoft Defender Security Center – Settings page

Phát hiện rò rỉ dữ liệu nhạy cảm từ các thiết bị Windows

Ngoài ra, Microsoft Defender ATP tích hợp sensitive data awareness vào Microsoft Defender Security Center. Mỗi sự cố hoặc cảnh báo được nêu ra trong Microsoft Defender Security Centerr bao gồm một thuộc tính “data sensitivity” hay ‘độ nhạy cảm của dữ liệu’ được tạo ra bằng cách tổng hợp độ nhạy cảm của tất cả các tệp được gắn nhãn trên các thiết bị bị ảnh hưởng bởi sự cố an ninh mạng. Điều này cho phép các nhà phân tích bảo mật ưu tiên phản ứng sự cố dựa trên độ nhạy cảm của dữ liệu.

Microsoft Defender ATP tích hợp với Microsoft Information Protection
Hình 4. Microsoft Defender Security Center – Incident queue, được sắp xếp theo độ nhạy cảm của dữ liệu

Kết luận

Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện. Dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trên các thiết bị liên tục di chuyển mang đến những thách thức riêng. Microsoft Defender ATP và Azure Information Protection phối hợp với nhau để giảm thiểu khả năng mất dữ liệu nhạy cảm một cách hiệu quả. Cùng với nhau, các giải pháp này cung cấp khả năng khám phá và bảo vệ cần thiết, thực thi tuân thủ dữ liệu và chủ động giảm thiểu rủi ro.

Xem thêm:

VinSEP
VinSEP

VinSEP (Công ty TNHH Mục Tiêu Số, MST: 0316094847)- chúng tôi là chuyên gia trong giải pháp/dịch vụ CNTT & phần mềm bản quyền. VinSEP giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành nơi làm việc hiện đại (Modern Workplace) & phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

VinSEP chỉ có một website Official chính thức là VinSEP.com.

Bài viết liên quan