Site icon VinSEP

Tìm hiểu về bản quyền phần mềm của Microsoft dành cho doanh nghiệp

bản quyền phần mềm của Microsoft dành cho doanh nghiệp

Ở Việt Nam, nhiều người vẫn hiểu đây là việc mua và bán bản quyền cho phép sử dụng phần mềm giữa người dùng và hãng sản xuất. Đối với Microsoft, họ gọi đây là dạng Agreement – thoả thuận cấp phép nhanh chóng. Là một dạng hợp đồng đơn giản, vô thời hạn để Doanh nghiệp sử dụng các phần mềm và dịch vụ của họ.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn trang bị bản quyền (license) Microsoft cho doanh nghiệp

Tìm hiểu về: Tư vấn mua Microsoft 365 cho doanh nghiệp

Microsoft sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc mua và quản lý sản phẩm & dịch vụ một cách hợp lý, linh hoạt và tối ưu được lợi ích cho việc đầu tư của doanh nghiệp.

Vì vậy, Microsoft không dừng lại ở việc bán mà còn cung cấp các công cụ & hỗ trợ quản lý cho bên mua, cũng như tính linh hoạt để giúp doanh nghiệp thích ứng với các thay đổi nhanh chống của môi trường kinh doanh.

Từ đó, Microsoft đưa ra các chương trình phù hợp với từng đối tượng, theo ngành nghề, theo tổ chức – loại hình doanh nghiệp, hay quy mô. Khác với cá nhân, doanh nghiệp sẽ có từ một đến vài thiết bị, và có doanh nghiệp có trên hàng ngàn/nghìn thiết bị. 

Microsoft có chương trình Volume Licensing – cấp phép theo số lượng bao gồm như:

  1. Enterprise Agreement (EA).
  2. Open programs.
  3. Microsoft Product and Service Agreement (MPSA).
  4. Select Plus.

Trong khuôn khổ bài viết này, VinSEP sẽ tập trung trình bày về EA, Open Programs và thông tin Software Asurrance.

Microsoft Enterprise Agreement (EA)

Microsoft Enterprise Agreement (EA) là một dạng thoả thuận có lợi cho các tổ chức/doanh nghiệp có trên 500 người dùng hoặc thiết bị và mong muốn có một chương trình cấp phép số lượng lớn dễ quản lý, giúp mua giấy phép phần mềm và dịch vụ một cách linh hoạt trên một thỏa thuận.

Lợi ích của EA: 

1. Tối ưu cho đầu tư

Mức giá tốt nhất, bao gồm ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi và các lợi ích khác được đưa đến cho doanh nghiệp cho sản phẩm & dịch vụ công nghệ đám mây và máy chủ.

2. Linh hoạt

Thích ứng với bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh chóng, cập nhật các phiên bản mới nhất của phần mềm.

3. Dễ quản lý

Trực quan quản lý giấy phép với chỉ một thỏa thuận cho cả tổ chức.

Như vậy Enterprise Agreement (EA) là một dạng thoả thuận cho tổ chức có đủ điều kiện, và khi đầu tư thì sẽ nhận được các lợi ích tối đa:

Nhận Giảm giá từ 15-45% giúp giảm chi phí đầu tư.
Khi cam kết sử dụng gói sản phẩm cloud và ít nhất 1 server, sẽ được tối đa giảm giá (SCE).
Đặc biệt, nhận hỗ trợ tài chính, chia nhỏ khoản thanh toán trong thời gian 3 năm.
Hỗ trợ trong quá trình sử dụng thông qua Software Assuance (SA) với đội Premier Support được chỉ định và Digital advisory.

Thuật ngữ True-up là gì? True-up là một dạng hỗ trợ khi tổ chức có cập nhật thêm tình hình về sản phẩm, người dùng, và thiết bị trên thoả thuận EA khi cần thiết.

Như vậy chúng ta vừa đi qua một dạng thoả thuận bản quyền dành cho các tổ chức/doanh nghiệp có trên 500 thiết bị hoặc nhân viên. Bất kỳ một tổ chức nào đủ điều kiện về số lượng thì nên tham gia ký thoả thuận. Ở Việt Nam, các tổ chức này thường là ngân hàng, bệnh viện, các tổ chức nhà nước và các công ty đa quốc gia có nhiều chi nhánh trên toàn quốc.

Microsoft Open Programs

Microsoft Open programs cũng là một dạng thoả thuận cấp phép, các chương trình cấp phép mang tên Open LicenseOpen Value. Các chương trình này là một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí để các tổ chức vừa và nhỏ có được công nghệ mới nhất của Microsoft. Đối với Open License, điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp cần mua ít nhất 5 bản quyền phần mềm cam kết thời hạn 2 năm. Đới với Open value cũng gần tương tự như Enterprise Agreement (EA) nhưng dành cho doanh nghiệp nhỏ hơn, và có thời hạn cam kết 3 năm và việc thoả thuận này sẽ tiến hành với các đối tác của Microsoft.

Microsoft Select Plus, cũng là dạng thoả thuận dành cho tổ chức và doanh nghiệp có từ 250 thiết bị. Thoả thuận này cũng đi kèm với gói Software Assurance (SA) trong thời hạn 36 tháng. Nhưng chương trình này đã tạm thời ngừng nên chúng tôi sẽ không tiếp tục đề cập đến.

Software Assurance là gì?

Software Assuance Đây được xem là một dạng hỗ trợ của Microsoft cho khách hàng khi đầu tư cho sản phẩm của hãng trong quá trình sử dụng. Tổ chức/doanh nghiệp sẽ nhận được những công nghệ mới nhất, hỗ trợ triển khai, quản lý nhằm sử dụng phần mềm hiệu quả nhất. Tìm hiểu thêm về Software Assuance

Xuất phát từ việc đáp ứng nhanh nhạy với sự thay đổi về công nghệ cũng như nhu cầu về công nghệ của người dùng đối với các thiết bị và môi trường làm việc. Software Assurance (SA) mang đến nhiều lợi điểm cho doanh nghiệp đối với việc đầu tư cho công nghệ thông tin. Đây là một chương trình bao gồm những công nghệ & dịch vụ duy nhất, giúp khách hàng có các quyền triển khai và quyền quản lý phần mềm  Microsoft một cách hiệu quả nhất. Software Assurance (SA) giúp doanh nghiệp luôn được cập nhật các bản mới nhất, hỗ trợ nhanh nhất. 

Như vậy có thể hiểu Software Assurance (SA) giúp doanh nghiệp  không tốn chi phí khi có những phiên bản phần mềm mới,  cải thiện năng suất vì được sử dụng tất cả các đặc tính của phần mềm, nhận tư vấn trực tiếp từ các tư vấn viên của hãng, nâng cao năng suất người lao động với các khoá đào tạo.

Mua Software Assurance (SA) bất cứ khi nào khi bạn đã có thoả thuận Open License, tuy nhiên Software Assurance (SA) chỉ tính theo thời hạn còn lại của thoả thuận đó. Và phải mua cho 2 năm đầu tiên của thoả thuận. Mua thông qua kênh đại lý của hãng. Sau khi có thông tin từ đối tác hãng sẽ gửi email hướng dẫn cho tổ chức vào VLSC để ký kết thoả thuận trực tuyến – online.

Software Assurance (SA) cũng cho phép thêm các sản phẩm bán lẻ hợp lệ OEM hay FPP để tính điểm chương trình khuyến mãi.

Giá Software Assurance (SA) chia thành hai mức độ, 5 license cho đơn hàng đầu tiên ở mức chiết khấu khởi điểm và chiết khấu cao hơn nếu đơn hàng đủ 500 điểm.

SA mang lại các lợi ích nhằm tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu quả kinh doanh bao gồm:

Để mua được SA thì thường mua cùng với các thoả thuận bản quyền dành cho khối/đối tượng thương mại. Có thể hiểu là một lựa chọn đi kèm với các thoả thuận có chương trình bán hàng dành cho tổ chức/doanh nghiệp như EA, OL, OV đã nêu ở trên.

Khi đã có SA thì một số quyền lợi có thể thấy như sau:

Lợi ích của Software Assurance (SA) theo sản phẩm:

Như vậy có thể thấy Microsoft có những dạng thoả thuận phù hợp cho doanh nghiệp từ nhở đến lớn tại thị trường Việt Nam và chia nhỏ ra thành 3 thoả thuận bao gồm Open Program(5-250), Select Plus (250+)EA (500+). Các thoả thuận đều nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và linh hoạt trong việc đầu tư bản quyền phần mềm.

Trãi qua 20 năm, chương trình Open Program dành cho nhóm khách hàng vừa và nhỏ, Microsoft đã có sự thay đổi với Open License (không bao gồm Open value) với các dạng bản quyền vĩnh viễn sẽ chuyển sang hình thức thương mại mới trong chương trình Cloud Solution.

Provider (CSP) dành cho đối tác vào tháng 01 năm 2021. Các doanh nghiệp yêu thích chương trình Open license sẽ tiếp tục được gia hạn đến hết 2021, các license mới sẽ chuyển qua làm việc với kênh đối tác CSP. Đây là một dạng thoả thuận mới Microsoft customer Agreement thông qua kênh đối tác uỷ quyền để cấp bản quyền đến tổ chức và doanh nghiệp nhưng vẫn giữ các tiêu chí về bản quyền của hãng.

Nguồn tham khảo từ Microsoft:

VinSEP

VinSEP (Công ty TNHH Mục Tiêu Số, MST: 0316094847)- chúng tôi là chuyên gia trong giải pháp/dịch vụ CNTT & phần mềm bản quyền. VinSEP giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành nơi làm việc hiện đại (Modern Workplace) & phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

VinSEP chỉ có một website Official chính thức là VinSEP.com.

Exit mobile version