Site icon VinSEP

So sánh Azure & AWS

So sánh Azure & AWS

Thị trường & bối cảnh

Việc áp dụng điện toán đám mây đã nhanh chóng trở thành xu thế chuyển đổi cho các doanh nghiệp ngày nay, khi các ứng dụng được chuyển ra khỏi các trung tâm dữ liệu on-premise nhằm nỗ lực đổi mới, cắt giảm chi phí và tăng tính linh hoạt.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) là một mô hình trong đó nhà cung cấp bên thứ ba lưu trữ và duy trì cơ sở hạ tầng cốt lõi, bao gồm phần cứng, phần mềm, máy chủ và lưu trữ (storage) thay mặt cho khách hàng. Điều này thường bao gồm việc lưu trữ các ứng dụng trong một môi trường có khả năng mở rộng cao, nơi khách hàng chỉ bị tính phí cho cơ sở hạ tầng mà họ sử dụng.

Những lo ngại ban đầu về bảo mật và tuân thủ dữ liệu phần lớn đã được giải quyết bởi ba nhà cung cấp đám mây công cộng (public cloud) là: Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud Platform.

Thị trường Cloud đã bị AWS thống trị kể từ ngày đầu tiên tham gia vào lĩnh vực này vào năm 2006. Hiện tại, số liệu của báo cáo cho quý 3 năm 2019 cho thấy AWS là công ty dẫn đầu thị trường trên toàn cầu về thị phần IaaS và PaaS Public ở mức 33%, tiếp theo là Microsoft AWS với 16%, Google 8% và Alibaba 5%.

Bất chấp sự thống trị của AWS, Microsoft đã có được chỗ đứng riêng của mình, xây dựng một mạng đám mây toàn cầu khổng lồ của riêng Microsoft. Microsoft Azure hiện tại cũng là nền tảng đám mây phát triển nhanh nhất.

So sánh về các điểm mạnh

Việc lựa chọn một nhà cung cấp đám mây so với những nhà cung cấp khác sẽ phụ thuộc vào mong muốn và nhu cầu của từng khách hàng và khối lượng công việc mà họ đang chạy. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nhà cung cấp trong các phần khác nhau hoặc cho các trường hợp sử dụng khác nhau, được gọi là phương pháp tiếp cận đa đám mây hay multi-cloud.

Tuy nhiên, có một số yếu tố khác biệt chính tách biệt cách tiếp cận của các nền tảng đám mây, điều này có thể giúp người dùng cân nhắc trong việc đưa ra quyết định lựa chọn.

AWS

AWS, sức mạnh chính của người dẫn đầu thị trường là chiều rộng và chiều sâu của các dịch vụ mà AWS cung cấp, với tổng hơn 175 dịch vụ (services) trên các lĩnh vực compute, storage, database, analytics, networking, mobile, developer tools, management tools, IoT, security & enterprise applications.

Không nghi ngờ gì AWS thường giành chiến thắng về chức năng của nhà phát triển (developer), do bề rộng dịch vụ của AWS là kết quả lợi thế của nhà tiên phong. AWS cũng đã làm rất tốt trong việc chuyển quy mô của mình thành lợi ích tài chính cho khách hàng, mặc dù đôi khi các dịch vụ AWS có thể có chi phí cao.

Azure

Microsoft Azure được lựa chọn nhờ vào sự kế hợp của Azure, Office/Microsoft 365 & Microsoft Teams. Được sử dụng rộng rãi bởi doanh nghiệp Enterprise, có đến 80% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng dịch vụ Azure cho nhu cầu điện toán đám mây. Một lợi ích khác của Azure là số lượng trung tâm dữ liệu hiện có trên khắp thế giới. Có 42 (con số này vẫn đang tăng) trung tâm dữ liệu Azure trải rộng trên toàn cầu, đây là số lượng trung tâm dữ liệu cao nhất cho bất kỳ nền tảng đám mây nào. Ngoài ra, Azure cũng đang có kế hoạch mở thêm 12 trung tâm dữ liệu, điều này sẽ sớm nâng số trung tâm dữ liệu lên 54 trung tâm. Tất cả những điều này cho thấy Microsoft đang nghiêm túc tập trung vào phát triển Azure & cuộc đua nền tảng điện toán đám mây.

Tìm hiểu thêm:

So sánh tính năng & dịch vụ

Về cốt lõi, Microsoft Azure, AWS (và cả Google Cloud) cung cấp các khả năng cơ bản gần giống nhau về computing, storage và networking. Tất cả đều chia sẻ các yếu tố chung của một public cloud: tự phục vụ (self-service) và cung cấp tức thì, khả năng autoscaling, các tính năng bảo mật, tuân thủ và quản lý danh tính.

Azure & AWS đều đã tung ra các dịch vụ và công cụ nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như Internet of Things (IoT) và serverless computing (AWS là Lambda, Azure là Functions).

Machine learning cũng là một lĩnh vực bùng nổ trong những năm gần đây. AWS đã ra mắt SageMaker vào năm 2017 như một cách để đơn giản hóa việc áp dụng machine learning.

Azure Machine Learning của Microsoft cho phép các nhà phát triển viết, thử nghiệm và triển khai các thuật toán, cũng như truy cập các API sẵn có.

Với sự phát triển của Container , AWS & Azure đều hỗ trợ các container phổ biến như Kubernetes.

Compute, storage, databases & networking

Đối với Computing, AWS cung cấp EC2 instances, có thể được điều chỉnh với một số lượng lớn các tùy chọn, cung cấp các dịch vụ liên quan như Elastic Beanstalk để triển khai ứng dụng, dịch vụ EC2 Container, ECS cho Kubernetes (EKS), AWS Lambda và Autoscaling.

Trong khi đó, computing của Azure tập trung vào Máy ảo (VM), với các công cụ như Cloud Services & Resource Managerđể giúp triển khai các ứng dụng trên đám mây và dịch vụ Azure Autoscaling.

Cả Azure & AWS đều hỗ trợ cơ sở dữ liệu (Database): Azure SQL Database, Amazon Relational Database Service cũng như NoSQL database với Azure DocumentDB, Amazon DynamoDB.

AWS storage bao gồm Simple Storage (S3), Elastic Block Storage (EBS), Elastic File System (EFS), Import/Export large volume data transfer service, Glacier archive backup & Storage Gateway, với khả năng tích hợp môi trường on-premises.

Các dịch vụ của Microsoft bao gồm core Azure Storage service, Azure Blob block storage, Table, Queue & File storage, Site Recovery, Import Export và Azure Backup.

Cả Azure & AWS đều cung cấp các khả năng networking tuyệt vời với server load balancing tự động cũng như khả năng kết nối với hệ thông on-premises.

Các lựa chọn Hybird

Một xu hướng ngày càng tăng giữa các nhà cung cấp public cloud quy mô siêu lớn trong năm qua là ngày càng tập trung vào việc giúp phục vụ nhu cầu đa đám mây (multi-cloud) và hybrid cloud của khách hàng.

Điều này có xu hướng áp dụng khi khách hàng đang triển khai trên cơ sở hạ tầng của nhiều nhà cung cấp và cũng cần duy trì một số ứng dụng on-premises. Các nhà cung cấp đã phản hồi bằng một loạt các giải pháp để giúp phục vụ những khách hàng này, những người chưa sẵn sàng tham gia tất cả vào public cloud, tất nhiên phần lớn là các doanh nghiệp lớn.

Microsoft từ lâu đã là lựa chọn hàng đầu cho việc triển khai hybrid với Azure Stack. Điều này cung cấp cho khách hàng phần cứng và phần mềm cần thiết để triển khai các dịch vụ public cloud của Azure từ local data center với cổng quản lý được chia sẻ (shared management portal), code và các API để có khả năng tương tác đơn giản.

AWS đã báo hiệu bước chuyển nghiêm túc đầu tiên của mình sang việc triển khai hybrid vào năm 2018 với sự ra mắt của Outposts, một dịch vụ được quản lý hoàn toàn trong đó các nhà cung cấp sẽ triển khai các pre-configured racks đến các cơ sở on-premises, nơi các dịch vụ AWS có thể được chạy như thể đang ở trung tâm dữ liệu của khách hàng.

So sánh về giá

Giá cả có thể là một điểm thu hút rất lớn đối với những người đang cân nhắc chuyển sang đám mây. Nhìn chung, giá cả gần như tương đương, đặc biệt là khi AWS chuyển từ định giá theo giờ sang từng giây cho các dịch vụ EC2 và EBS của mình vào năm 2017.

Tuy nhiên, việc so sánh rõ ràng có thể khó khăn vì cả AWS & Azure đều cung cấp các mô hình định giá hơi khác nhau, việc giảm giá cũng vậy. Thêm vào đó, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của riêng từng doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra giá/chi phí cuối cùng. Để hỗ trợ cho việc này, hãy sử dụng công cụ tính giá price calculator:

Cả Azure & AWS đều cung cấp các cấp (tier) giới thiệu miễn phí, cho phép khách hàng dùng thử dịch vụ của họ trước khi mua và thường cung cấp các khoản tín dụng để thu hút các công ty khởi nghiệp vào nền tảng của họ cũng như các cấp miễn phí với các giới hạn sử dụng nghiêm ngặt.

Khách hàng

So sánh về khách hàng có thể không phải là lý do chính để chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp với doanh nghiệp của bạn, nhưng nó có thể giúp các tổ chức/công ty/doanh nghiệp thận trọng hiểu được đám mây công cộng đang mang lại lợi ích như thế nào cho những người khác trong các lĩnh vực.

Các khách hàng đang sử dụng AWS:

  • Netflix: $19 million.
  • Twitch: $15 million.
  • LinkedIn: $13 million.
  • Facebook: $11 million.
  • Turner Broadcasting: $10 million.
  • BBC: $9 million.
  • Baidu: $9 million.
  • ESPN: $8 million.

Các khách hàng đang sử dụng Azure:

  • Verizon: $79.9 million.
  • MSI Computer: $78 million.
  • LG Electronics: $76.7 million.
  • CenturyLink: $61.9 million.
  • NTT America: $48.7 million.
  • Wikimedia Foundation: $42.6 million.
  • LinkedIn Corp: $41.2 million.
  • News Corp: $40.5 million.
  • Adobe: $39.9 million.
  • Intel: $38.5 million.

Ưu điểm của Azure

Điểm thu hút lớn đối với Azure là Microsoft đã có chỗ đứng vững chắc và có thể dễ dàng đóng vai trò giúp các công ty đó chuyển đổi sang đám mây. Azure liên kết tốt với các hệ thống on-premises quan trọng của Microsoft như Windows Server, System Center và Active Directory.

Các doanh nghiệp cam kết chiến lược với công nghệ của Microsoft thường chọn Azure là nhà cung cấp IaaS + PaaS. Microsoft đang tận dụng phạm vi bán hàng khổng lồ và khả năng bán Azure với các sản phẩm và dịch vụ khác của Microsoft để thúc đẩy việc áp dụng, chuyển đổi lên cloud.

Microsoft cũng ngày càng trở nên cởi mở hơn với các công nghệ mã nguồn mở, với khoảng một nửa khối lượng công việc của họ hiện đang chạy trên Linux.

Ưu điểm của AWS

Như đã đề cập trước đây, lý do chọn AWS so với Azure là tuỳ vào mỗi khách hàng. Nhưng cũng có những khía cạnh cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích trong một số trường hợp nhất định.

Chiều rộng và chiều sâu của dịch vụ AWS được coi là một điểm cộng cho AWS.

AWS là người đi tiên phong, xây dựng bộ dịch vụ đám mây của mình từ năm 2006. Tất cả những dịch vụ này đều được xây dựng để thân thiện với doanh nghiệp để thu hút các CIO cũng như đối tượng chính là các nhà phát triển (developer).

Hệ sinh thái đối tác và chiến lược sản phẩm chung của AWS cũng được coi là dẫn đầu thị trường với AWS Marketplace có một số lượng lớn các dịch vụ phần mềm của bên thứ ba.

Tuy nhiên, một lĩnh vực mà AWS thiếu hụt đó là chiến lược hybrid cloud với xu hướng loại bỏ những lợi ích của các đám mây private on-premises.

Kết luận

Nói một cách khái quát, AWS tiếp tục dẫn đầu về việc cung cấp phạm vi chức năng. AWS tiếp tục dẫn đầu thị trường, nhưng khoảng cách đang thu hẹp dần bởi vị trí số 2 Azure.

Microsoft đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách giữa hai bên và sẽ tiếp tục làm như vậy với việc đầu tư liên tục vào xây dựng nền tảng đám mây Azure và tiếp tục có kế hoạch tăng cường liên kết với các ứng dụng on-premises của Microsoft, do đó Azure sẽ tiếp tục là một đề xuất mạnh mẽ.

Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc mua Azure vui lòng liên hệ VinSEP để được hỗ trợ tốt nhất.

Mua Azure

VinSEP là đối tác của Microsoft, vui lòng liên hệ VinSEP để được tư vấn, mua & nhận báo giá Microsoft Azure:

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

VinSEP

VinSEP (Công ty TNHH Mục Tiêu Số, MST: 0316094847)- chúng tôi là chuyên gia trong giải pháp/dịch vụ CNTT & phần mềm bản quyền. VinSEP giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành nơi làm việc hiện đại (Modern Workplace) & phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0.

VinSEP chỉ có một website Official chính thức là VinSEP.com.

Exit mobile version