Endpoint Protection Platform (EPP) là gì?

Endpoint Protection Platform (EPP) là gì?

Endpoint Protection Platform (EPP) hay nền tảng bảo vệ điểm cuối cung cấp bảo mật thiết yếu cho nhiều loại endpoint.

Endpoint Protection Platform (EPP) là một bộ tích hợp các công nghệ bảo vệ endpoint, như phần mềm chống vi-rút (anti-virus), mã hóa dữ liệu (data encryption), ngăn chặn xâm nhập (intrusion prevention) và ngăn ngừa mất dữ liệu (data loss prevention), giúp phát hiện và ngăn chặn nhiều mối đe dọa ở endpoint.

Endpoint Protection Platform (EPP) cung cấp một framework để chia sẻ dữ liệu giữa các công nghệ endpoint security/protection.

Các cuộc tấn công mạng ngày nay đã trở nên ngày càng phức tạp với cách thức hoạt động nhiều lớp, phối hợp nhiều kỹ thuật để thâm nhập vào các hệ thống CNTT và endpoint thường là mục tiêu tấn công đầu tiên của các hacker. Điều này đòi hỏi một nền tảng bảo mật điểm cuối tiên tiến hơn là các phương pháp bảo mật truyền thống.

Tại sao cần Endpoint Protection Platform (EPP)

Endpoint Protection có rất nhiều loại như:

nhằm bảo vệ cho nhiều loại thiết bị khác nhau từ server, desktop, laptop, smartphone, máy in, router cho đến các thiết bị cảm biến. Điều này tạo ra một thách thức trong việc quản lý tất cả các giải pháp Endpoint Protection một cách hiệu quả.

Endpoint Protection Platform (EPP) ra đời như một giải pháp tích hợp và tập trung các Endpoint Protection vào một nền tảng (platform) duy nhất. Giúp đội ngũ CNTT có khả năng quản lý nhiều công nghệ/giải pháp endpoint khác nhau nhưng vẫn duy trì được hiệu quả.

Làm sao để lựa chọn một Endpoint Protection Platform (EPP) phù hợp?

Đầu tiên, bạn cần xác định 3 yếu tố sau:

  • Attack prevention: Khả năng phòng ngừa các cuộc tấn công.
  • Detection: khả năng phát hiện.
  • Remediation: khả năng khắc phục.

Dựa vào 3 yếu tố này, hãy kiểm tra lại các giải pháp endpoint trong doanh nghiệp của mình và đưa ra đánh giá các giải pháp đó có còn phù hợp khi triển khai Endpoint Protection Platform (EPP) hay không.

Bước tiếp theo, hãy cân nhắc các tiêu chí sau mà một Endpoint Protection Platform (EPP) phải có:

Có nhiều phương pháp phát hiện và khắc phục các mối đe dọa: Một EPP bao gồm nhiều công nghệ phát hiện và khắc phục được tích hợp vào nền tảng. Chẳng hạn như anti-malware signature scanning, web browser security, threat vector blocking, credential theft monitoring, rollback remediation v.v… Đặc biệt cần chú ý 2 công nghệ sau:

Thông tin về các mối đe doạ theo thời gian thực: Một Endpoint Protection Platform (EPP) tốt cần có các dữ liệu & thông tin cập nhật liên tục về các mối đe doạ không chỉ ở trong toàn bộ tộ chức của doanh nghiệp mà còn cả trên phạm vi toàn cầu nhằm phát hiện và chặn các cuộc tấn công chưa từng biết đến & zero-day.

framework tích hợp: Endpoint Protection Platform (EPP) cần được xây dựng trên một framework có khả năng hỗ trợ chia sẻ thông tin giữa các sản phẩm bảo mật với nhau và bao gồm các sản phẩm của bên thứ ba.

Khả năng quản lý tập trung: Với việc tích hợp nhiều giải pháp Endpoint Protection, việc quản lý sẽ trở nên khó khăn & phức tạp nếu Endpoint Protection Platform (EPP) không có khả năng quản lý tập trung. Đội ngũ IT cần nắm được tất cả các thông tin tại một màn hình duy nhất. Do vậy giao diện của bảng điều khiển cần đơn giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: có thể định cấu hình với các cảnh báo, cài đặt KPI, hiển thị trạng thái bảo mật hiện tại, khả năng truy sâu vào các điểm cuối và mối đe dọa riêng lẻ.

Endpoint Security là gì?

Endpoint Security là gì?

Endpoint Security là cách thực hành để bảo vệ các điểm cuối hoặc điểm vào (entry point) của các thiết bị người dùng cuối như desktop, laptop và thiết bị di động khỏi bị khai thác bởi các tác nhân và chiến dịch/tấn công độc hại. Hệ thống phòng thủ này bảo vệ các điểm cuối trên mạng hoặc trên đám mây khỏi các mối đe dọa an toàn thông tin.

Endpoint Security đã phát triển từ phần mềm chống vi-rút (anti-virus)/độc hại (anti-malware) truyền thống để cung cấp bảo vệ toàn diện khỏi các phần mềm độc hại tinh vi cũng như các mới đe doạ zero-day.

Các tổ chức thuộc mọi quy mô đều có nguy cơ bị tấn công. Endpoint Security được xem là tiền tuyến của an ninh mạng và là một trong những nơi đầu tiên mà các tổ chức tìm cách bảo mật cho doanh nghiệp của họ.

Khi khối lượng và độ tinh vi của các mối đe dọa an ninh mạng đã tăng lên đều đặn, các giải pháp bảo vệ điểm cuối cũng trở nên tiên tiến hơn. Ngày nay, các hệ thống bảo vệ điểm cuối được thiết kế để nhanh chóng phát hiện, phân tích và ngăn chặn các cuộc tấn công đang diễn ra. Để làm điều này, cần sự cộng tác với nhau với các công nghệ bảo mật khác để cung cấp cho quản trị viên khả năng hiển thị các mối đe dọa nâng cao giúp tăng tốc độ phát hiện, khắc phục và giảm thời gian phản hồi.

Tại sao Endpoint Security quan trọng?

Endpoint Security là một phần quan trọng của an ninh mạng doanh nghiệp vì nhiều lý do.

Trước hết, trong thế giới kinh doanh ngày nay, dữ liệu thường là tài sản quý giá nhất mà công ty có được và việc mất dữ liệu, hoặc truy cập trái phép có thể khiến toàn bộ doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng kinh doanh.

Các doanh nghiệp cũng đã phải đối mặt với không chỉ số lượng điểm cuối ngày càng tăng mà còn cả về loại điểm cuối. Các yếu tố này làm cho việc bảo mật điểm cuối doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Bối cảnh mối đe dọa cũng trở nên phức tạp hơn: Các tin tặc luôn tìm ra những cách mới để chiếm quyền truy cập, đánh cắp thông tin hoặc thao túng nhân viên đưa ra các thông tin nhạy cảm.

Endpoint Security hoạt động như thế nào?

Bảo mật điểm cuối là sự thực hành bảo vệ dữ liệu và quy trình công việc được liên kết với các thiết bị riêng lẻ kết nối với mạng. Endpoint Protection hoạt động dựa trên nền tảng bảo vệ điểm cuối hay Endpoint Protection Platform (EPP), nền tảng này hoạt động bằng cách kiểm tra các tệp khi chúng vào mạng. Các EPP hiện đại khai thác sức mạnh của đám mây để giữ một cơ sở dữ liệu thông tin về mối đe dọa ngày càng tăng, giải phóng các điểm cuối khỏi sự phình to liên quan đến việc lưu trữ tất cả thông tin này tại local cũng như việc bảo trì cần thiết cho các cơ sở dữ liệu này. Truy cập dữ liệu trong đám mây cũng cho phép tốc độ và khả năng mở rộng quy mô cao hơn.

EPP cung cấp cho quản trị viên hệ thống một bảng điều khiển tập trung, được cài đặt trên network gateway hoặc server và cho phép các chuyên gia an ninh mạng kiểm soát bảo mật cho mỗi thiết bị từ xa. Phần mềm máy khách sau đó được gán cho mỗi điểm cuối, có thể được phân phối dưới dạng SaaS và được quản lý từ xa hoặc có thể được cài đặt trực tiếp trên từng thiết bị. Khi điểm cuối đã được thiết lập, phần mềm máy khách có thể đẩy các bản cập nhật đến điểm cuối khi cần thiết, xác thực các lần đăng nhập từ mỗi thiết bị và quản lý các chính sách của công ty từ một vị trí. Các EPP bảo mật các điểm cuối thông qua kiểm soát ứng dụng, điều này ngăn chặn việc sử dụng các ứng dụng không an toàn hoặc không được ủy quyền kết hợp với thông qua mã hóa, giúp ngăn ngừa việc mất dữ liệu.

Khi được thiết lập, EPP có thể nhanh chóng phát hiện phần mềm độc hại và các mối đe dọa khác. Một số nhà cung cấp giải pháp cũng bao gồm Endpoint Detection and Response (EDR). EDR cho phép phát hiện các mối đe dọa tiên tiến hơn, chẳng hạn như các cuộc tấn công đa hình, fileless malware, và các cuộc tấn công zero-day. Bằng cách sử dụng giám sát liên tục, giải pháp EDR có thể cung cấp khả năng hiển thị tốt hơn và nhiều tùy chọn phản hồi.

EPP thường có sẵn trong các mô hình on-premise & cloud. Trong khi các sản phẩm trên cloud có khả năng mở rộng hơn và có thể dễ dàng tích hợp hơn với kiến ​​trúc hiện tại của bạn, một số quy tắc tuân thủ / quy định nhất định có thể yêu cầu với bảo mật on-premise.

Endpoint Security là gì?

Các thành phần của Endpoint Security

Thông thường, Endpoint Security sẽ bao gồm các thành phần:

  • Machine-learning classification: phát hiện các mối đe doạ zero-day tiệm cận thời gian thực.
  • Antimalware & Antivirus Protection tiên tiến: bảo vệ, phát hiện và loại bỏ phần mềm độc hại trên nhiều thiết bị đầu cuối và hệ điều hành.
  • Bảo mật web chủ động: đảm bảo duyệt web an toàn.
  • Data classification & data loss prevention: ngăn ngừa mất dữ liệu và tấn công exfiltration.
  • Firewall (được tích hợp) để chặn các cuộc tấn công mạng.
  • Email Gateway: để chặn các nỗ lực lừa đảo và kỹ thuật tấn công social engineering nhắm mục tiêu vào nhân viên.
  • forensics: cho phép quản trị viên nhanh chóng cách ly các khu vực bị lây nhiễm.
  • Insider threat protection: bảo vệ chống lại các hành động gây hại.
  • Nền tảng quản lý điểm cuối tập trung: cải thiện khả năng hiển thị và đơn giản hóa các hoạt động.
  • Endpoint, email & disk encryption: ngăn chặn việc mất/đánh cắp dữ liệu.

Thiết bị nào được tính là 1 endpoint?

Endpoint – thiết bị điểm cuối có thể là bất cứ thiết bị nào:

  • Desktop, Laptop.
  • Máy tính bảng.
  • Smartphone, smartwatch.
  • Máy in.
  • Server.
  • Máy ATM, v.v..
Endpoint Security là gì?

Có thể xác định rằng, nếu một thiết bị được kết nối với mạng, thiết bị đó được coi là điểm cuối – endpoint. Với sự phổ biến ngày càng tăng của việc mang thiết bị cá nhân đến văn phòng làm việc và IoT (Internet of Things), số lượng thiết bị riêng lẻ được kết nối với mạng của một tổ chức có thể nhanh chóng lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn.

Vì endpoint có thể là điểm khởi đầu cho các mối đe dọa và phần mềm độc hại, điểm cuối (đặc biệt là thiết bị di động và thiết bị từ xa) là mục tiêu ưa thích của các cuộc tấn công mạng. Các thiết bị đầu cuối di động đã trở nên không chỉ là các thiết bị điện thoại Android và iPhone mà còn là smartwatch, các loại thiết bị thông minh, trợ lý kỹ thuật số điều khiển bằng giọng nói và các thiết bị thông minh hỗ trợ IoT khác. Suy rộng ra theo định nghĩa vừa đề cập, endpoint có thể là các cảm biến kết nối mạng trong xe hơi, máy bay, bệnh viện và thậm chí trên các giàn khoan dầu. Khi các loại điểm cuối khác nhau đã phát triển và mở rộng, các giải pháp bảo mật bảo vệ endpoint cũng phải được phát triển.

So sánh với bảo vệ truyền thống Anti-virus

Phương diện Network Security

Các chương trình chống vi-rút (anti-virus) được thiết kế để bảo vệ một điểm cuối duy nhất và chỉ cung cấp khả năng hiển thị cho điểm cuối đó. Trong khi Endpoint Protection cho cái nhìn toàn bộ trong mạng doanh nghiệp và có thể cung cấp khả năng hiển thị của tất cả các điểm cuối được kết nối từ một vị trí.

Phương diện quản trị

Các giải pháp chống vi-rút dựa vào người dùng để cập nhật thủ công cơ sở dữ liệu hoặc cho phép cập nhật tại thời điểm đặt trước. Endpoint Security cung cấp bảo mật được kết nối với nhau để chuyển trách nhiệm quản trị an toàn thông tin cho nhóm CNTT doanh nghiệp hoặc an ninh mạng.

Phương diện bảo vệ

Anti-virus truyền thống phát hiện dựa trên chữ ký (signature-based) để tìm vi-rút. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp của bạn là nạn nhân của tấn công zero-day hoặc nếu người dùng không cập nhật phần mềm diệt virus, doanh nghiệp vẫn có thể gặp rủi ro. Bằng cách khai thác trên nền tảng đám mây, các giải pháp Endpoint Security ngày hôm nay được cập nhật tự động và với việc sử dụng các công nghệ như phân tích hành vi, các mối đe dọa chưa được xác định trước đây có thể được phát hiện dựa trên các hành vi đáng ngờ.

Từ dựa trên signature sang machine learning

Việc kinh doanh bảo mật thiết bị đầu cuối bắt đầu vào cuối những năm 1980 với phần mềm chống vi-rút có thể nhận ra các loại virus và phần mềm độc hại bằng chữ ký (signature). Cơ chế phát hiện là tìm kiếm các thay đổi trong hệ thống tệp hoặc ứng dụng và so sánh với các mẫu virus đã biết và gắn cờ hoặc chặn các chương trình đó khởi chạy. Khi internet và thương mại điện tử trở nên phổ biến, phần mềm độc hại đã trở nên phổ biến hơn, phức tạp hơn và khó phát hiện hơn. Chỉ phụ thuộc vào chữ ký (signature) là không đủ, ngành công nghiệp đang chứng kiến ​​sự gia tăng của phần mềm độc fileless, những phần mềm độc hại trước giờ chưa được biết đến. Ngày nay, chiến đấu với phần mềm độc hại là một cuộc chiến mà phần mềm chống vi-rút/anti-virus chỉ là một trong nhiều “vũ khí” được sử dụng.

Endpoint Security là gì?

việc gia tăng “vũ khí” này mang lại sự phức tạp hơn. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các sản phẩm bảo mật với chức năng chồng chéo và bảng điều khiển quản lý riêng biệt có thể khiến nhiều tổ chức gặp khó khăn để có được một bức tranh rõ ràng về các cuộc tấn công tiềm năng. Các nhóm bảo mật, sau nhiều năm kết hợp các sản phẩm endpoint security với nhau, thường kết thúc việc quản lý nhiều agent và không có khả năng thiết lập tự động hoá.

Nghiên cứu gần đây cho thấy các giải pháp Endpoint Security bị cô lập sẽ không thể theo kịp các mối đe dọa tinh vi mới. Để đối phó, các thế hệ thống phòng thủ đa lớp được tích hợp, thích nghi với những cuộc tấn công phức tạp. Endpoint Security mới nhất yêu cầu tìm và ngăn chặn các cuộc tấn công ẩn chỉ trong vài giây chứ không phải là vài tháng. Điều này đòi hỏi một hệ thống khép kín, tự động chia sẻ thông tin về mối đe dọa giữa các thành phần được kết nối để phát hiện, giải quyết và thích ứng với các chiến lược tấn công mới. Bảo vệ đa lớp tích hợp cho phép các tổ chức hợp tác, chia sẻ hiểu biết về mối đe dọa và hành động hiệu quả để chống lại các cuộc tấn công trong tương lai.

Bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn mà con người không thể làm một mình và đang cần sự hợp tác với machine learning. Machine learning và trí tuệ nhân tạo AI đang cho phép Endpoint Security phát triển với tốc độ gần bằng tốc độ của các cuộc tấn công. Các khả năng truyền thống như firewall, đánh giá danh tiếng (reputation) và heuristic được kết hợp với machine learning để ngăn chặn các cuộc tấn công tiên tiến nhất.

Sự khác biệt của Endpoint Protection cho doanh nghiệp & cá nhân

Doanh nghiệpCá nhân
Tốt hơn trong việc quản lý nhiều & đa dạng các loại điểm cuốiQuản lý chỉ một số lượng nhỏ điểm cuối người dùng
Khả năng quản lý trung tâmĐiểm cuối được thiết lập và định cấu hình riêng lẻ
Khả năng quản trị từ xaHiếm khi có quản lý từ xa
Định cấu hình bảo vệ điểm cuối trên thiết bị từ xaĐịnh cấu hình bảo vệ điểm cuối trực tiếp cho thiết bị
Triển khai các bản patch cho tất cả các điểm cuối có liên quanNgười dùng cập nhật tự động cho từng thiết bị
Yêu cầu cấp quyền khi thực hiện sửa đổiSử dụng quyền quản trị người dùng
Khả năng giám sát các thiết bị, hoạt động và hành vi của nhân viênHoạt động và hành vi giới hạn cho người dùng duy nhất

Các giải pháp Endpoint Security

Trên thị trường có rất nhiều giải pháp Endpoint Security, chúng tôi xin đề cập một số giải pháp đang được chúng tôi cung cấp & triển khai:

Để nhận được giải pháp bảo vệ endpoint tốt nhất, khách hàng có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn phù hợp với tư thế & trạng thái bảo mật cũng như budget của công ty:

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

Review phần mềm Dameware

Review phần mềm Dameware

Hỗ trợ máy tính từ xa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Bộ phận trợ giúp và hỗ trợ CNTT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ review phần mềm Damware và điểm qua một số ưu điểm vượt trội.

Đôi nét về Dameware

Ngày nay, hỗ trợ từ xa rất quan trọng tại nơi làm việc, vì đây là cách nhanh chóng và thuận tiện để kết nối với các trang web trong một tòa nhà hoặc địa điểm khác, hoặc thậm chí là dãy máy dưới tầng của công ty bạn.

Điều khiển từ xa loại bỏ sự cần thiết phải có một người hiện diện khi xử lý sự cố mạng và máy tính, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.

Dameware là một trong những sản phẩm như vậy và cung cấp nhiều tính năng khác ngoài điều khiển từ xa. Phần mềm là một ứng dụng đa nền tảng, nhanh chóng và dễ cài đặt và có thể dễ dàng cấu hình.

Bạn có thể dùng dameware trên Windows, Mac OS và Linux. Các tính năng chính khác bao gồm khả năng khởi động lại máy tính bị đóng băng và tính năng khởi động máy qua mạng thông qua chức năng Wake On LAN.

Dameware có gì?

Khi xem xét các ứng dụng hỗ trợ từ xa, điều quan trọng là phải hiểu những tính năng nào là thiết yếu để làm cho công việc cần thực hiện trở nên dễ dàng hơn.

Một số tính năng chính có thể được liệt kê sau đây:

  • Bản cài đặt độc lập từ xa: khi muốn kết nối đến một thiết bị nào đó, chỉ cần nhấn “install”, ứng dụng sẽ cài đặt từ xa các dịch vụ cần thiết, nói cách khác, phần mềm có thể được triển khai mà không cần phải setup trước.
  • Nhiều tùy chọn kết nối: Môi trường của bạn có thể không cho phép một số loại ứng dụng hỗ trợ từ xa nhất định, đó là lý do tại sao Dameware có khả năng hỗ trợ qua MRC viewer, Remote Desktop Support, VNC Viewer và Intel AMT KVM support.
  • Trình tạo cài đặt chuẩn hóa: Phần mềm cho phép bạn tạo các gói MSI với các cài đặt được thiết lập trước. Điều này giúp quản trị viên hệ thống dễ dàng triển khai Damware qua mạng LAN.
  • Điều khiển bàn phím: Phần mềm có một tuỳ chọn vô hiệu hóa bàn phím, làm cho các thiết bị ngoại vi không thể hoạt động cho đến khi bạn nhấn lại tuỳ chọn hoặc ngắt kết nối khỏi phiên.
  • Cài đặt phiên: Nếu bạn đang hỗ trợ các trang web từ xa qua các kết nối mạng chậm, thì Damcare vẫn có thể cung cấp cho bạn hiệu suất tốt. Điều này có được bằng cách thay đổi các cài đặt hiệu suất như mức độ đồ họa và độ phân giải, cho phép ngay cả các kết nối chậm nhất có khả năng sử dụng được.

Tất cả các tính năng này đều tiện dụng khi hỗ trợ từ xa nhiều máy tính và máy chủ. Đặc biệt là những trường hợp không thể trực tiếp tiếp cận máy mà phải thông qua điều khiển từ xa.

Công ty cũng tiết kiệm chi phí, với phần mềm điều khiển từ xa mạnh mẽ, công ty chỉ cần duy trì một đội ngũ IT nhỏ và đội ngũ này có thể hỗ trợ từ xa cho nhân viên của công ty ở bất cứ đâu thay vì cứ mỗi một văn phòng là một nhóm/nhân viên IT.

Điểm nổi trội của Dameware so với các phần mềm tương tự

  • Dễ cài đặt: Rất dễ cài đặt ứng dụng, không yêu cầu thay đổi cấu hình định tuyến hoặc quy tắc của firewall đặc biệt cho các kết nối bên ngoài.
  • Bộ tính năng: Khả năng sao chép các tệp từ xa đến và từ các PC đích trên mạng.
  • Giá cả: Dameware có giá cả cực kì phù hợp & cạnh tranh.
  • Tùy chọn triển khai: đa nền tảng, dễ dàng triển khai một cách nhanh chóng là thế mạnh của Dameware.

Damware cung cấp một số tính năng cực kỳ hữu ích, bao gồm cả cách nó có thể được cài đặt từ xa mà không cần ai phải có mặt. Khi so sánh Dameware với một số phần mềm đối thủ, đây là một vài điều đáng chú ý.

Điều đầu tiên là Dameware và Teamviewer đều hoạt động rất tốt trên các kết nối chậm, cả hai ứng dụng có thể hạ thấp cài đặt đồ họa để hoạt động hiệu quả khi kết nối mạng chậm, yếu. So sánh chi tiết Dameware vs Teamviewer.

Dameware có hỗ trợ các admin điều khiển từ xa qua smartphone, tuy còn hơi hạn chế nhưng Solarwinds ngày càng nới rộng khả năng này hơn qua các bản cập nhật.

Damware có tính ứng dụng cao. Nổi bật nhất như đã đề cập là khả năng cài đặt dịch vụ từ xa trực tiếp thông qua ứng dụng , Wake on LAN và reboot trực tiếp.

Một số hình ảnh thực tế

Tính năng chat
Giám sát tài nguyên & hiệu năng từ xa
Intel AMT: Power On PC, Reboot Frozen PC, Wake up Hibernating PC
chụp screenshot

Yêu cầu hệ thống

OSWindows Vista
Windows Server 2008 (including R2)
Windows 7
Windows Server 2012 (including R2)
Windows 8
Windows 8.1
Windows 10
Windows Server 2016
Hard drive space1 GB (2 GB or more recommended for database expansion)
CPUQuad core, 2.0 GHz or greater
RAM4 GB (8-16 GB recommended)

Giá & chính sách cấp phép

Damware khác với một số ứng dụng hỗ trợ từ xa yêu cầu mọi PC đều có license được cài đặt để có thể sử dụng ứng dụng.

Damware cho phép ứng dụng được cài đặt trên một PC, sau đó có thể kết nối với người dùng cuối không giới hạn.

Điều này làm cho tổng chi phí khá hấp dẫn, đặc biệt nếu bộ phận CNTT của bạn có ngân sách eo hẹp.

Để tìm hiểu về chính sách cấp phép cũng như nhận được báo giá tốt nhất, vui lòng tham khảo 2 bài viết sau:

Mua phần mềm bản quyền Dameware ở đâu?

Khách hàng có thể mua bản quyền, yêu cầu báo giá bằng cách gửi đến email, điện thoại, chat trực tiếp trên web:

Tại sao chọn mua Dameware ở VinSEP?

  • Giá tốt, cạnh tranh nhất thị trường.
  • Không chỉ phân phối, chúng tôi còn thực hiện các giải pháp CNTT/IT, do đó, chúng tôi hiểu rõ gốc độ kỹ thuật của sản phẩm giúp bạn sử dụng đúng sản phẩm đúng với nhu cầu/vấn đề của công ty.
  • Giao hàng nhanh, khách hàng nhận được license/giấy phép bản quyền chỉ trong thời gian ngắn sau khi mua.
  • Phương phức thanh toán đơn giản.
  • Phương thức quản lý sản phẩm/đơn hàn tinh gọn.
  • Miễn phí cài đặt/hỗ trợ khi mua các sản phẩm tại Vinsep.
  • Thời gian support tối đa chỉ 24h.
  • Hệ thống KnowledgeBase phát triển không ngừng.
  • Và còn nhiều hơn thế nữa.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

So sánh Dameware Remote vs Support
So sánh Dameware vs Teamviewer

Review phần mềm Bitdefender Gravity Zone Ultra

Review phần mềm Bitdefender Gravity Zone Ultra

Gravity Zone Ultra của Bitdefender có thể bảo vệ mọi máy tính trong một tổ chức bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của phần mềm độc hại, hack mạng và các cuộc tấn công fileless. Không chỉ phản ứng tốt với các cuộc tấn công mới và cũ mà phần mềm chỉ cần một agent để làm tất cả, giúp tối ưu hiệu năng làm việc thiết bị được cài đặt.

GravityZone Ultra có thể được tùy chỉnh để đáp ứng mức độ đe dọa ở mọi khía cạnh, phần mềm có thể được kích hoạt từ xa thông qua bảng điều khiển của GravityZone. Từ firewall và Process Inspector đến HyperDetect và Patch Management system. GravityZone Ultra luôn nỗ lực bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của công ty mà không làm chậm máy tính, thiết bị của công ty bạn bằng phương pháp triển khai 1 agent duy nhất.

Các tính năng

Bitdefender GravityZone Ultra cung cấp một hệ thống phòng thủ hiệu quả trước các mối nguy hại & tấn công với bảo vệ điểm cuối nhiều lớp. Phần mềm sử dụng chức năng quét chữ ký (signature) truyền thống để phát hiện các tác nhân xấu đã biết nhưng cũng có khả năng trong việc theo dõi hành vi heuristic với các dấu hiệu ban đầu của một vụ tấn công và khả nặng nhận dạng bằng AI thông qua các lab online của Bitdefender. Mỗi ngày hệ thống sẽ phân tích các mối đe dọa tiềm ẩn và gửi thông tin cập nhật cho người dùng.

Ngoài ra, hệ thống phòng thủ này được tăng cường với mã hóa, quản lý bản vá và phát hiện mối đe dọa từ web. Phần mềm có thể dập tắt các khai thác trước khi chúng được thực thi và dọn sạch các mối nguy hại sau một cuộc tấn công. Cuối cùng, GravityZone Ultra không chỉ có khả năng tiêu diệt các phần mềm độc hại và cách ly phần mềm nguy hiểm mà còn chấm dứt các mối đe dọa ngấm ngầm trước khi chúng chiếm lấy một hệ thống.

Điều quan trọng là GravityZone Ultra hợp nhất tất cả bảo vệ an ninh thành một agent duy nhất được điều khiển bởi bảng điều khiển tích hợp, mang lại khả năng kiểm soát và bảo vệ hiệu quả với chi phí thấp. Nhiều chính sách và hành động có thể được xử lý từ xa, như bắt đầu quét hoặc tải các bản cập nhật, giúp cho việc phản ứng với một khai thác/tấn công mới được tốt hơn.

Ngoài sandbox để thử các chương trình nghi ngờ một cách an toàn, GravityZone Ultra còn các tính năng Process Inspector và HyperDetect có thể loại bỏ các mối đe dọa mới. Từ các cuộc xâm nhập fileless chỉ tồn tại trong bộ nhớ của hệ thống đến các cuộc tấn công ransomware mã hóa các tập tin, chương trình có thể ngăn chặn nhiều cuộc tấn công khác nhau.

Review phần mềm Bitdefender Gravity Zone Ultra

Với cấp độ phòng thủ này, phần mềm có khả năng làm chậm các thiết bị của công ty, nhưng HyperDetect của Bitdefender cho phép người dùng điều chỉnh phản ứng với các phần mềm độc hại cho phù hợp với môi trường và có thể được điều chỉnh từ xa và cho phép chạy các tập lệnh cục bộ mà công ty sử dụng.

GravityZone Ultra bao gồm một firewall hai chiều có thể chặn lưu lượng dữ liệu đi vào hoặc đi ra khỏi hệ thống. Nó hoạt động với mã hóa ở mức độ ổ đĩa (disk) bằng BitLocker (đối với hệ thống Windows) và File Vault (đối với máy Mac) nhưng một điểm trừ là thiếu mã hóa cấp tệp.

Review phần mềm Bitdefender Gravity Zone Ultra

Khi nói đến điểm trừ, GravityZone Ultra thiếu một số tính năng mà một vài công ty có thể cần. Ví dụ, phần mềm không có tính năng huỷ tệp tin để làm cho các mục bị xoá biến mất vĩnh viễn. Không có VPN (mạng riêng ảo) tích hợp hay trình duyệt được tăng cường bảo mật riêng. Tuy vậy, đa phần các tính năng vừa được liệt kê thường được các công ty trang bị bởi các giải pháp khác. Nên đây có thể là một điểm trừ cho một số công ty và cũng là những tính năng mà nhiều công ty không cần đến.

Tiếp theo, phải đề cập đến Event Recorder của GravityZone cho phép bạn giám sát và lưu trữ tất cả các quy trình, file, registry, network events và các thay đổi trong mạng, giúp việc khôi phục sau quá trình lây nhiễm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong trường hợp hệ thống bị tấn công một cách nghiệm trọng đến mức không thể phục hồi, công cụ Rescue của Bitdefender có thể khởi động hệ thống trong môi trường Linux an toàn, làm sạch hoàn toàn và khôi phục dữ liệu. Thật quá tuyệt phải không?!

Một hệ thống luôn cập nhật để đảm bảo an toàn, hiểu được điều này, GravityZone Ultra cũng bao gồm patch management. Sau khi quét nhanh, phần mềm sẽ xác định các bản cập nhật (patch) cần thiết cho hệ điều hành và các ứng dụng chính. Điều này có thể được thực hiện tại local hoặc từ xa.

Thông số kỹ thuật

GravityZone Ultra có thể bảo vệ máy tính Windows, Mac và Linux cũng như điện thoại và máy tính bảng hệ điều hành Android hoặc iOS. Phiên bản cài đặt GravityZone Ultra 6.6.7 bắt đầu với bản tải xuống chỉ 4.3 MB sau đó sẽ tiến hành thực hiện quét nhanh hệ thống. Sau khi quét hệ thống, chương trình sẽ tự động cài đặt.

Máy tính có thể được bảo vệ thông qua tải xuống trực tiếp, thông qua liên kết được gửi qua email, sử dụng các công cụ của bên thứ ba hoặc thậm chí thông qua bảng điều khiển của công ty. Điều này giúp dễ dàng và nhanh chóng triển khai phần mềm cho nhân viên mới hoặc văn phòng từ xa.

Chúng tôi đã làm một ví dụ với HP Elitebook Folio G1 với 1.2-GHz M7 processor, 8GB RAM, 250GB bộ nhớ lưu trữ và phiên bản Windows 10 mới nhất. Chúng tôi mất 6,5 phút để thiết lập GravityZone Ultra. Tốc độ này tương đối nhanh so với một số phần mềm cùng phân khúc khác.

Review phần mềm Bitdefender Gravity Zone Ultra

An toàn bảo mật & hiệu năng

Nhìn chung, GravityZone Ultra thực hiện công việc tuyệt vời là bảo vệ các hệ thống khỏi mọi loại tấn công. Dữ liệu từ AV-TEST cho thấy họ đã bắt được mọi thứ mà tổ chức kiểm tra phần mềm độc hại của Đức đã ném vào nó trong đợt thử nghiệm tháng 9 và 10 năm 2018. Tốt hơn nữa, phần mềm hoàn toàn không có các cảnh báo sai gây khó chịu cho người dùng.

Bên cạnh đó, phần mềm làm chậm các hệ thống xuống một chút nhưng không đồng đều. Ở mức chậm 12% khi mở các trang web phổ biến, nó kém hơn một chút so với mức trung bình của ngành là 11%, theo AV-TEST. Tuy với phương châm chỉ 1 agent duy nhất của GravityZone, cuộc thử nghiệm cũng cho thấy phần mềm làm chậm việc launch các ứng dụng tiêu chuẩn của AV-TEST chỉ khoảng 6%, khoảng một nửa mức trung bình của ngành là 11%.

Review phần mềm Bitdefender Gravity Zone Ultra

HP EliteBook Folio trong cuộc thử nghiệm mất trung bình 17 phút và 50 giây để thực hiện quét toàn bộ hệ thống với khoảng 605.836 tệp. Quá trình quét nhanh mất 28,4 giây để kiểm tra 49.348 tệp. Nhanh gấp nửa thời gian để các sản phẩm bảo mật cùng phân khúc khác làm điều tương tự, GravityZone Ultra thực sự là một tay đua tốc độ.

Bạn có hài lòng về bài review này? nếu có nhu cầu bảo vệ công ty mình với Bitdefender GravityZone Ultra vui lòng liên hệ VinSEP để được tư vấn hoàn toàn miễn phí cũng như nhận được báo giá tốt nhất:

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Tìm hiểu sự khác nhau và giải pháp an ninh mạng nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Cách bảo vệ các tệp và mạng thông thường là firewall và phần mềm chống vi-rút / chống phần mềm độc hại mà chúng tôi trong bài này sẽ thống nhất gọi là Anti-Malware. Ngày nay, xương sống của nơi làm việc hiện đại là mạng máy tính, các rủi ro và mối đe dọa đã phát triển hơn và đòi hỏi bảo mật cũng vậy.

Khi nói đến an ninh mạng doanh nghiệp, hầu hết các dịch vụ đều khuyến nghị bảo vệ điểm cuối Endpoint Protection trong khi phần mềm Anti-Malware sẽ được tiếp thị nhiều hơn cho các thiết bị cá nhân. Anti-MalwareEndpoint Protection là các công cụ cần thiết để chặn các phần mềm độc hại & virus nhưng phần lớn các vi phạm dữ liệu và các trường hợp ransomware thường là do lỗi của người dùng.

Endpoint là gì?

Endpoint (điểm cuối) là bất kỳ thiết bị hoặc thiết bị ngoại vi nào kết nối người dùng với mạng cũng như với internet. Chẳng hạn như máy tính là thiết bị đầu cuối gồm desktop, laptop và cả server (máy chủ); thiết bị di động cũng là endpoint. Ngay cả một số thiết bị IoT có thể được coi là endpoint. Tất cả những điểm cuối này cần được bảo vệ bởi vì chúng có thể bị xâm nhập bởi các phần mềm độc hại & hacker để truy cập mạng và truy tìm dữ liệu hoặc tấn công tống tiền ransome.

Số lượng Endpoint trong các doanh nghiệp đã mở rộng theo cấp số nhân và do đó cơ hội cho những kẻ tấn công mạng xâm nhập vào mạng của doanh nghiệp cũng tăng lên rất đáng kể.

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Anti-malware thiếu sót gì?

Anti-virus/Anti-malware đã từng là một biện pháp an ninh mạng chủ yếu cho các gia đình và cả doanh nghiệp kể từ khi mọi người lần đầu tiên biết về virus máy tính. Kể từ đó, số lượng các mối đe dọa bên cạnh virus đã tăng lên và đã không còn dừng lại ở định nghĩa phần mềm độc hại hay virus như: worm, trojan, spyware và ransomware. Vấn đề với Anti-malware là các phần mềm này thường chỉ có thể phát hiện các mối đe dọa đã biết. Các chương trình này đọc chữ ký điện tử (digital signature) và khớp chúng với cơ sở dữ liệu an ninh mạng để kiểm tra xem đó có phải là chương trình hoặc kết nối độc hại đã biết hay không.

Tuy nhiên, tin tặc nhanh chóng điều chỉnh mã của mình để không bị phát hiện bởi Anti-malware. Theo Verizon, đến 99% phần mềm độc hại chỉ được nhìn thấy một lần trước khi chúng được sửa đổi. Do đó, một bộ các chương trình và phương pháp khác nhau được yêu cầu để chống lại các cuộc tấn công mạng ở cấp độ Endpoint.

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Endpoint protection

Các sản phẩm Endpoint protection không chỉ là cái tên khác đi cho Anti-malware. Các công ty có các dịch vụ này thường đề cập đến một bộ chương trình bảo mật toàn diện, được tiêu chuẩn hóa cho tất cả các endpoint của mạng.

Một trong những vấn đề cần phải đề cập đến chính là cách tiếp cập bảo mật tiêu chuẩn cho tất cả các endpoint. Điều này có nghĩa là, Không thể để 1 endpoint nào trở thành điểm yếu cho cuộc tấn công, tức là laptop của bạn cũng phải có cùng mức độ bảo vệ như smartphone của cơ quan và desktop tại văn phòng của bạn.

So sánh Endpoint Protection vs Anti-Malware

Một điểm khác biệt chính là Endpoint protection có khả năng bảo vệ toàn diện mà không tập trung chỉ ở một vị trí trong mạng. Endpoint protection phân bố đồng đều giữa các điểm cuối, tạo thành một vành đai kiên cố xung quanh mạng chứ không phải là một thành trì trung tâm duy nhất. Mỗi điểm cuối là một cổng được gia cố, hoàn chỉnh với kho vũ khí riêng để đối phó với những kẻ tấn công. Những “vũ khí” này có thể bao gồm:

  • Anti-malware  – Gần như mọi bộ Endpoint protection đều đi kèm với chương trình Anti-malware để chống lại các mối đe dọa đã biết. Các tệp mới xuất hiện được quét sẽ được chấp nhận hoặc từ chối. Nếu tệp được gắn cờ là đáng ngờ, tệp đó sẽ bị cách ly và sau đó bị xóa.
  • Firewall – Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các kết nối đến điểm cuối của bạn. Firewall (tường lửa) kiểm tra các kết nối với mạng trước khi cho phép chúng vượt qua và giống như Anti-malware sẽ kiểm tra chữ ký số (digital signature) xem có mối đe dọa nào được biết không và sẽ tự động chặn các địa chỉ IP có nguy cơ xấu đến các endpoint của bạn.
  • Endpoint detection and response (EDR) – Anti-malware và Firewall chỉ có thể bảo vệ điểm cuối khỏi các mối đe dọa đã biết và các hacker sẽ nhanh chóng cập nhật phương pháp/ phần mềm độc hại để tạo ra các cuộc tấn công & các mối đe doạ hoàn toàn mới khác. EDR là phương pháp mà các giải pháp Endpoint protection đặt ra để điều tra và phản hồi đối với hoạt động độc hại đáng ngờ. Thông qua giám sát, phân tích và báo cáo tự động, các chương trình nâng cao này sẽ phát hiện hoạt động bất thường trong mạng và gắn cờ là đáng ngờ. Các giải pháp EDR của các công ty khác nhau hoạt động khác nhau, với việc sử dụng máy học (machine learning) hoặc AI để xác định xem có điều gì đó không đúng hoặc không bình thường với các kết nối và tệp nhất định. Nếu một cái gì đó được gắn cờ là đáng ngờ, phần mềm sẽ tự động thông báo cho quản trị viên mạng để điều tra thêm về hoạt động và xác định câu trả lời về hành vi đáng ngờ đó. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu một mối đe dọa đã có trong hệ thống, đôi khi có thể quá muộn để làm bất cứ điều gì trước khi thiệt hại đã xảy ra. Cơ chế hoạt động càng nhanh thì càng tốt, vì vậy nếu một endpoint bị nghi ngờ xâm phạm, hệ thống có thể cách ly thiết bị đó ngay lập tức.
  • Encryption tools – Để ngăn chặn tin tặc xâm nhập vào mạng với thông tin đăng nhập bị lấy cắp trong quá trình truyền tin, nhiều giải pháp bảo vệ thiết bị đầu cuối bao gồm các công cụ để mã hóa dữ liệu gửi đi. Chỉ người nhận dữ liệu được chỉ định mới có thể giải mã được.
  • Admin controls – Mặc dù endpoint protection sẽ phủ khắp trên nhiều thiết bị, vẫn có một điểm quản trị tập trung để quản lý toàn bộ mạng và các cài đặt. Hầu hết các nhà cung cấp đều cho bạn lựa chọn quản lý thông qua giao diện SaaS dựa trên đám mây, cho phép người dùng được ủy quyền truy cập mạng từ bất kỳ endpoint nào hoặc có thể được lưu trữ trên máy chủ on-premise. Từ đây, bạn hoặc chuyên gia bảo mật có thể xem hoạt động được gắn cờ, đặt quy tắc và chính sách, đăng ký các endpoint mới và đưa ra các bản cập nhật.

Kết luận

Giống như cách các phần mềm Anti-virus cuối cùng phát triển thành Anti-malware, Endpoint protection sẽ phát triển thành tiêu chuẩn cho các công ty có nhiều thiết bị.

Hãy nhớ là chỉ cần một điểm cuối bị xâm nhập cũng là dấu chấm hết cho dữ liệu của bạn. Ransomware như là một ví dụ về thất thoát dữ liệu mãi mãi, không gì đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại dữ liêu khi bạn đã trả tiền chuộc. Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình dựa vào quy mô & số lượng điểm cuối của bạn.

Để được tư vấn giải pháp phù hợp với quy mô và ngân sách, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất:

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)