Những điều cần lưu ý khi trình bày với sếp của bạn về giải pháp bảo mật

Những điều cần lưu ý khi trình bày với sếp của bạn về giải pháp bảo mật

Trước khi đọc bài này, hãy đồng ý với tôi rằng sếp là người biết mọi thứ trừ cái mà bạn muốn sếp duyệt. Tin tôi đi, bài này sẽ giúp bạn đỡ nhọc nhằn hơn nhiều đó.

Sếp của tôi hay của bạn thì đều là những người bận rộn, có quá nhiều thứ cần sếp duyệt và không phải sếp nào cũng sành về công nghệ mà đặc biệt là cái mảng bảo mật, an ninh mạng, an toàn thông tin hay những tên gọi tương tự này thì phải là mọt sách lắm mới hiểu được tầm quan trọng chứ chưa nói đến giá trị của cái ngành này trong thời buổi 4.0 ngày nay.

1/ Trình bày về thực trạng an ninh mạng

Hãy nói cho sếp bạn biết tại sao công ty (của sếp) lại cần triển khai giải pháp bảo mật này? nếu không thì hậu quả là gì? ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh?

Đừng hiểu lầm tôi rằng chúng ta đang hù doạ sếp, hãy nhắc nhở sếp rằng đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” và rằng thông tin công ty còn quý giá hơn cả tiền nữa đấy! Khéo léo lồng ghép các hậu quả của an toàn – bảo mật thông tin lỏng lẻo cùng các số liệu thực tế, các bài báo cáo an ninh mạng. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn slide và tài liệu nếu sếp cho bạn trình bày vấn đề trong một khoảng thời gian nào đó. Xin đưa ra 1 ví dụ về báo cáo an ninh mạng của Mcafee:

2/ Nói về chi phí

Tin tôi đi, cho dù an toàn là trên hết nhưng chi phí là yếu tố cực kì quan trọng, bạn & tôi đã quá hiểu về bảo mật nên theo cảm tính chúng ta sẽ nghiêng về an toàn hơn là tối ưu chi phí, nhưng hãy nghĩ cho sếp của chúng ta, giả dụ, nếu bạn phải chọn ở ngoài công viên ngủ hay 1 khách sạn 5 sao giá thuê là 5 nghìn mỹ kim (dollars) 1 đêm thì bạn chọn đêm nay ngủ ở đâu? bạn hiểu ý tôi rồi đấy. Hãy đánh giá quy mô công ty, nhu cầu & tư thế bảo mật, từ đó đừng đưa ra 1 kế hoạch (plan) mà hãy đưa ra nhiều kế hoạch hay (nhiều option) để sếp lựa bạn nhé, hãy cho sếp thấy nếu giảm một mức chi phí thì mất một mức bảo mật tương ứng là gì.

3/ Tính tuân thủ/Compliance

Nếu bạn đang làm cho 1 công ty nhỏ hay vừa, bạn có thể tạm bỏ qua bước này, xin được nói thẳng ở đây, nhiều công ty ở Việt Nam hiện tại không biết hoặc không quan tâm về tính tuân thủ (Compliance). Nên việc trình bày vấn đề này với sếp thật sự chưa cần thiết. Vậy nếu bạn đang làm công ty lớn thì sao? nếu công ty bạn đang làm ở quy mô Enterprise, công ty nước ngoài hoặc công ty nhỏ và vừa quan tâm đến tính tuân thủ/compliance thì bạn hãy liệt kê với sếp về các quy chuẩn quốc tế sau:

  • GDPR.
  • HIPAA.
  • PCI DSS.

Hậu quả của vi phạm là gì? ảnh hưởng như thế nào đến công ty một cách ngắn gọn nhất có thể.

4/ Chỉ ra lỗ hổng bảo mật của công ty

“save best for last” – tạm dịch là cái gì hay ho thì để cuối ! nên xin phép được trình bày điều quan trọng này ở bước 4/. Hãy chỉ ra những lỗ hổng có thể bị khai thác của công ty và nếu được hãy demo luôn cho sếp thấy kẻ thủ ác nào đó có thể dễ dàng phá hoại, lấy cắp thông tin một cách dễ dàng như thế nào. Và đặc biệt đừng quên mang các chủ đề nóng hổi an ninh mạng hiện nay ra trình bày với sếp đầu tiên, vì sao ư? như đã đề cập đầu bài, sếp sẽ chả biết hay quan tâm các thuật ngữ công nghệ mà chúng ta nói đến đâu, qua các chủ đề nóng hổi đó, báo chí & cả TV đã phần nào giới thiệu các thuật ngữ & định nghĩa, hiểm nguy & cách phòng chống đến với mọi người và sếp của chúng ta – bạn hoàn toàn không phải giải thích dài như sớ mà chỉ cần đề cập là sếp đã có thể hình dung, một số chủ đề nóng hổi vừa thổi vừa đề phòng gồm:

  • Ransomeware/tống tiền dữ liệu.
  • Phishing/lừa đảo chiếm đoạt thông tin.
  • Data loss/ mất dữ liệu.
  • Và tất cả những vấn đề an ninh mạng mà truyền thông nhắc đến !

5/ Sếp của sếp cũng hiểu

Tôi cũng từng phải họp rất nhiều lần từ phòng ban này sang phòng ban khác dù cái vấn đề mà chúng ta trình bày có thể được duyệt đơn giản hơn thế rất nhiều, nhưng quy định là quy định, nếu không may sếp bạn lại không phải là người đặt bút kí cuối cùng, hãy đảm bảo rằng sếp của bạn hiểu & trình bày cho cấp trên tốt nhất có thể. “Tam sao – thất bản”, do vậy, nếu được, hãy xin sếp được đi cùng trong lần trình bày quan trọng đó để đảm bảo rằng mọi thứ bạn truyền đạt được trọn ý.

Kết luận

Đôi khi thành công còn phải dựa vào may mắn, nhưng một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng cùng sự tự tin của bạn là then chốt của thành công. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn bạn hoàn toàn có thể sử dụng bên thứ 3 để hỗ trợ, giải pháp an ninh mạng của bạn có sử dụng đến phần mềm, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được chuyên viên sale & bảo mật hỗ trợ bạn nhé:

VinSEP Marketing Team biên soạn

Solarwinds Việt Nam Chính Hãng

Solarwinds Việt Nam Chính Hãng

Phân phối bản quyền Solarwinds chính hãng tại Việt Nam tất cả các sản phẩm & tool.

SolarWinds được biết đến qua các phần mềm giám sát hiệu suất CNTT / mạng. Tính năng chính của các phần mềm là giám sát môi trường mạng và xác định, giải quyết các vấn đề cản trở hiệu suất mạng. SolarWinds tập trung vào các chuyên gia CNTT, MSP và DevOps cùng với loại bỏ sự phức tạp trong sử dụng & vận hành của các mô hình phần mềm thế hệ trước.

Tại Việt Nam, Solarwinds được biết đến cũng như được sử dụng, mua nhiều nhất là Network Performance Monitor – phần mềm giúp giám sát mạng mạnh mẽ với chi phí tương đối phù hợp với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.

➡️Tư vấn mua Solarwinds bản quyền
➡️Dịch vụ triển khai Solarwinds

Mua bản quyền Solarwinds tại Việt Nam

VinSEP phân phối chính hãng bản quyền phần mềm tất cả các sản phẩm của Solarwinds. Chúng tôi có khả năng triển khai phần mềm tại cơ sở của doanh nghiệp. Với đội ngũ kỹ thuật viên & sale nhiều năm kinh nghiệm, VinSEP cam kết giúp khách hàng chọn được giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu & ngân sách được đặt ra của doanh nghiệp. Liên hệ để nhận được báo giá & tư vấn miễn phí.

Mua bản quyền Solarwinds bằng cách nào?

Khách hàng có 2 lựa chọn đối với mua bản quyền Solarwinds là Perpetual (vĩnh viễn) & Subscription (thuê bao) tuỳ vào loại hình đầu tư OpEx hay CapEx mà khách hàng có thể đưa ra quyết định mua phù hợp với ngân sách khi triển khai cho doanh nghiệp của mình ở Việt Nam.

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

Các hình thức cấp phép bản quyền của Solarwinds

Perpetual License

Bằng cách mua giấy phép vĩnh viễn (Perpetual) cho phần mềm SolarWinds®, bạn có quyền sử dụng phần mềm vô thời hạn. Điều này đòi hỏi một khoản phí trả trước và bao gồm hỗ trợ 24/7 của SolarWinds và quyền truy cập để nâng cấp phiên bản trong năm đầu tiên. Sau khi kết thúc năm đầu tiên, bạn có tùy chọn mua bảo trì/duy trì và hỗ trợ liên tục hàng năm với một khoản phí bổ sung.

Giấy phép vĩnh viễn (Perperual) thường được mua bằng cách sử dụng chi phí vốn (CapEx) và khấu hao trong một khoảng thời gian (chẳng hạn như ba đến năm năm). Có cả ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng CapEx, và bạn nên tham khảo ý kiến của tổ chức tài chính của mình để xác định những gì tốt nhất cho nhu cầu của bạn.

  • Bạn giữ lại giấy phép sử dụng phần mềm vô thời hạn.
  • Bảo trì và hỗ trợ năm đầu tiên bao gồm tùy chọn gia hạn hỗ trợ sau năm 1.
  • Thường được mua bằng CapEx.

Subscription License

Giấy phép thuê bao (Subscription) hay thanh toán qua đăng ký (đôi khi được gọi là cấp phép dựa trên thời hạn) là một mô hình ngày càng phổ biến để mua giấy phép phần mềm. Với đăng ký (subscription), bạn trả tiền để sử dụng phần mềm cho một thời hạn xác định(bất cứ nơi nào từ một đến năm năm) với quyền gia hạn vào cuối kỳ. Trong thời hạn đăng ký, bạn nhận được hỗ trợ 24/7 của SolarWinds và quyền truy cập để nâng cấp phiên bản.

Chi phí đăng ký/thuê bao ít hơn nhiều so với chi phí trả trước của giấy phép vĩnh viễn; tuy nhiên, khi hết thời hạn, bạn không còn quyền sử dụng phần mềm. Giấy phép đăng ký thường được mua bằng chi phí hoạt động (OpEx), trái ngược với CapEx được sử dụng cho giấy phép vĩnh viễn. Đối với các tổ chức có CapEx hạn chế, giấy phép đăng ký có thể cung cấp cho bạn sự linh hoạt mà bạn cần. Cũng có thể có một số lợi thế về kế toán hoặc thuế khi sử dụng OpEx. Một lần nữa, hãy tham khảo ý kiến với tổ chức tài chính của bạn để xác định những gì tốt nhất cho bạn.

  • Bạn có quyền sử dụng phần mềm trong thời hạn đăng ký.
  • Bảo trì và hỗ trợ trong suốt thời gian thuê bao.
  • Thường được mua bằng OpEx.

Chi tiết chính sách cấp phép/licensing Solarwinds

Tại sao chọn mua bản quyền Solarwinds tại VinSEP

  • Phân phối bản quyền chính hãng.
  • Giá tốt, cạnh tranh nhất thị trường.
  • Hỗ trợ cài đặt, khắc phục lỗi miễn phí.
  • Hỗ trợ triển khai từ xa & tại chỗ. 
  • Am hiểu về công nghệ thông tin là thế mạnh của chúng tôi, các chuyên viên đều là các kỹ sư trong ngành network, system, security với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng đầy đủ các tín chỉ quốc tế, đảm bảo tư vấn chính xác nhất.
  • Hệ thống hỗ trợ/knowledgebase phát triển không ngừng.
  • Khả năng cung cấp trọn gói từ buôn-bán đến cung cấp dịch vụ triển khai, dịch vụ triển khai Solarwinds
  • Chăm sóc khách hàng tốt, hậu mãi tốt.
  • Và còn nhiều hơn thế nữa.

Đôi nét về Solarwinds

SolarWinds là một công ty công nghệ Mỹ phát triển các phần mềm giám sát mạng, hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Các tool của hãng được sử dụng rất phổ biến trong ngành CNTT. Một số phần mềm được biết nhiều tại Việt Nam của Solarwinds gồm:

Solarwinds Tools

WEB HELP DESK

Giá cả phải chăng, tạo vé help desk và quản lý tài sản CNTT.

DAMEWARE REMOTE SUPPORT

Công cụ quản lý hệ thống và điều khiển từ xa.

DAMEWARE® REMOTE EVERYWHERE

Hỗ trợ từ xa dựa trên đám mây, nhanh chóng và dung lượng nhẹ.

ENGINEER’S TOOLSET

Sáu mươi công cụ chẩn đoán và xử lý sự cố mạng cần thiết.

KIWI SYSLOG® SERVER

Quản lý nhật ký tập trung cho các thiết bị và máy chủ mạng.

NETWORK TOPOLOGY MAPPER

Tự động vẽ sơ đồ mạng của bạn chỉ trong vài phút.

SERV-U® MANAGED FILE TRANSFER

Chuyển tập tin an toàn trong và ngoài tổ chức của bạn.

ipMONITOR

Giám sát CNTT cho mạng, máy chủ và ứng dụng.

Application Management

PINGDOM

Giám sát hiệu suất trang web được tin cậy bởi hơn 850.000 người dùng.

PAPERTRAIL

Quản lý nhật ký được lưu trữ trên đám mây để giúp khắc phục sự cố trong cơ sở hạ tầng và ứng dụng của bạn.

APPOPTICS

Ứng dụng liền mạch và giám sát cơ sở hạ tầng; khả năng hiển thị toàn diện có thể cung cấp xử lý sự cố ứng dụng nhanh hơn.

LOGGLY

Giám sát nhật ký và phân tích nhật ký được lưu trữ trên đám mây.

Chi tiết về Solarwinds:

Điểm khác biệt của Solarwinds so với phần mềm khác là gì?

  • Kết quả đi trước: Giải quyết vấn đề IT ngay lập tức & quyết định mua phần mềm sau khi bạn hài lòng. Tải miễn phí mọi thứ, triển khai và khắc phục vấn đề chỉ trong 1 giờ.
  • Mọi quy mô: Cho dù là SMB hay Enterprise, nhỏ hay lớn. Sản phẩm của chúng tôi phát triển theo sự phát triển doanh nghiệp của bạn.
  • Đầu ngành: Hãy kết nối với các chuyên gia đầu ngành tại Head Geeks™ của Solarwinds với các product manager và 150,000 thành viên đăng ký.
  • Hiểu khách hàng: Luôn lắng nghe khách hàng, từ đó sản phẩm chúng tôi được phát triển theo những phản hồi thực tế và do đó thoả mãn mọi yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, sự hài lòng và các yêu cầu khắc khe trong ngành IT.

Một số sản phẩm phổ biến của Solarwinds

  • Network Performance Monitor: Giảm sự cố mạng và cải thiện hiệu suất với phần mềm giám sát mạng tiên tiến.
  • Server & Aplication monitor: Khả năng biểu hiện chi tiết hiệu năng của các ứng dụng thương mại hoặc tuỳ chỉnh. Khả năng theo dõi Private, Public và Hybrid Cloud.
  • Database Performance Analyzer: Chẩn đoán và tối ưu Database. Hỗ trợ nhiều nhà cung cấp trên nhiều môi trường khác nhau như vật lý, ảo hoá và cloud.
  • Virtualization Manager: Xác định và khắc phục các lỗi của môi trường ảo hoá Hyber-V, VMware & vShere. Khả năng kiểm soát và sắp xếp cho môi trường ảo hoá.
  • Network Bandwith Analyzer Pack: Khả năng điều chỉnh các báo cáo lưu lượng mạng. Hỗ trợ đa luồng, đa nhà cung cấp.
  • Storage Resource Monitor: Tập trung báo cáo thông tin lưu trữ từ các nhà cung cấp & thiết bị. Xác định chuẩn xác nơi lưu trữ bị thắt nút.
  • Network Configuration Manager: Khả năng cấu hình & thay đổi mạng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Thông báo sự thay đổi cấu hình mạng theo thời gian thực.
  • Security Event Manager: Đơn giản các file log và giúp bạn xác định nhanh chóng các vấn đề bảo mật. Khả năng thiết lập các ngoại lệ cùng báo cáo mạnh mẽ giúp bạn đáp ứng các yêu cầu khắc khe nhất.

Một số Tool IT nổi bật của Solarwinds

Điểm nổi bật khác biệt của Solarwinds là gì?

  • Theo dõi lỗi, hiệu suất và tính khả dụng: Phát hiện, chẩn đoán và giải quyết các vấn đề về hiệu suất mạng và tránh thời gian chết với phần mềm tối ưu hóa mạng.
  • Phân tích hop-by-hop dọc theo các đường dẫn quan trọng: Xem hiệu suất, lưu lượng truy cập và chi tiết cấu hình của các thiết bị và ứng dụng đang hoạt động, trên đám mây hoặc trên các môi trường kết hợp với NetPath ™.
  • Tương quan dữ liệu mạng chồng chéo: Tăng tốc xác định nguyên nhân gốc bằng cách kéo và thả các số liệu hiệu suất mạng trên một dòng thời gian chung để tương quan trực quan ngay lập tức trên tất cả dữ liệu mạng của bạn.
  • Cấu trúc liên kết tùy chỉnh và cảnh báo thông minh nhận biết phụ thuộc: Đáp ứng với nhiều kiểm tra điều kiện, các sự kiện tương quan, cấu trúc liên kết mạng và phụ thuộc thiết bị.
  • Phát hiện và lập bản đồ mạng có dây và không dây tự động: Tự động khám phá và ánh xạ các thiết bị, số liệu hiệu suất, sử dụng liên kết và vùng phủ sóng không dây.
  • Dự báo năng lực tự động, cảnh báo và báo cáo: Tự động tính toán ngày cạn kiệt bằng cách sử dụng ngưỡng tùy chỉnh dựa trên mức sử dụng cao nhất và trung bình.
  • Giám sát toàn diện nhóm sản phẩm F5 BIG-IP: Trực quan hóa và hiểu rõ hơn về sức khỏe và hiệu suất của môi trường cung cấp dịch vụ F5 của bạn.
  • Giám sát và quản lý mạng không dây: Truy xuất số liệu hiệu suất cho các điểm truy cập tự động, bộ điều khiển không dây và máy khách.
  • Phần mềm giám sát mạng tập trung, quản lý đơn giản có thể tùy chỉnh: Bảng điều khiển, chế độ xem và biểu đồ hiệu suất mạng dựa trên web có thể tùy chỉnh.
  • Chất lượng trải nghiệm của người dùng cuối với Packet Capture and Analysis: Xác định xem các thay đổi trong trải nghiệm của người dùng cuối có phải do ứng dụng hoặc mạng gây ra hay không.
  • Đường cơ sở hiệu suất mạng thống kê động: Tính toán động các ngưỡng đường cơ sở từ dữ liệu hiệu suất mạng lịch sử.
  • Giám sát sức khỏe phần cứng: Theo dõi, cảnh báo và báo cáo về các số liệu chính của thiết bị, bao gồm nhiệt độ, tốc độ quạt và nguồn điện.
  • Báo cáo hiệu suất và tính khả dụng có thể tùy chỉnh: Lên lịch và tạo báo cáo hiệu suất mạng tùy chỉnh với một trong hơn 100 mẫu ngoài hộp.
  • Khám phá biểu đồ hiệu suất mạng: Số liệu hiệu suất mạng thời gian thực với biểu đồ và đồ thị tương tác từ các thiết bị mạng của bạn.
Bitdefender Việt Nam Chính Hãng

Bitdefender Việt Nam Chính Hãng

Phân phối phần mềm Bitdefender chính hãng tại Việt Nam các sản phẩm dành cho doanh nghiệp.

Bitdefender là một trong các đơn vị dẫn đầu về an toàn thông tin mạng – Cybersecurity với hơn 500 triệu hệ thống đã và đang được bảo vệ bởi các sản phẩm & giải pháp của Bitdefender, hãng phần mềm này có trên 18 năm kinh nghiệm trong ngành.

Mua Bitdefender tại Việt Nam

VinSEP phân phối chính hãng bản quyền phần mềm các sản phẩm phân khúc doanh nghiệp/Enterprise của Bitdefender. Chúng tôi có khả năng triển khai phần mềm tại cơ sở của doanh nghiệp. Với đội ngũ kỹ thuật viên & sale nhiều năm kinh nghiệm, VinSEP cam kết giúp khách hàng chọn được giải pháp bảo mật tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu & ngân sách được đặt ra của doanh nghiệp. Liên hệ để nhận được báo giá & tư vấn miễn phí.

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

Tại sao chọn mua bản quyền Bitdefender tại VinSEP

  • Phân phối bản quyền chính hãng.
  • Giá tốt, cạnh tranh nhất thị trường.
  • Hỗ trợ cài đặt, khắc phục lỗi miễn phí.
  • Hỗ trợ triển khai từ xa & tại chỗ.
  • Am hiểu về an ninh mạng, tư vấn & hướng dẫn khách hàng lựa chọn đúng nhu cầu, đúng ngân sách, phù hợp với tình trạng bảo mật hiện tại của công ty.
  • Hệ thống hỗ trợ/knowledgebase phát triển không ngừng.
  • Khả năng cung cấp trọn gói từ buôn-bán đến cung cấp dịch vụ triển khai
  • Chăm sóc khách hàng tốt, hậu mãi tốt.
  • Và còn nhiều hơn thế nữa

Đôi nét về Bitdefender

Bitdefender là một công ty về phần mềm an ninh mạng và diệt virus của Rumani. Công ty này được thành lập vào năm 2001 bởi Florin Talpeş, người hiện đang là giám đốc điều hành của công ty. Bitdefender phát triển và bán phần mềm chống vi-rút, phần mềm bảo mật internet, phần mềm bảo mật điểm cuối và các sản phẩm dịch vụ không gian mạng khác.

Tính đến năm 2017, phần mềm này có khoảng 500 triệu người dùng trên toàn thế giới. Tính đến tháng 8 năm 2017, Bitdefender đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng toàn cầu về các nhà cung cấp ứng dụng chống phần mềm độc hại trên Windows.

Kể từ năm 2001, sự đổi mới của Bitdefender đã liên tục cung cấp các sản phẩm bảo mật đã giành giải thưởng và mối đe dọa tình báo cho mọi người, gia đình, doanh nghiệp và các thiết bị, mạng và dịch vụ đám mây của họ.

Ngày nay, hãng cũng là nhà cung cấp sự lựa chọn, được sử dụng trong hơn 38% các giải pháp bảo mật thế giới.

Các sản phẩm dành cho phân khúc doanh nghiệp

Sử dụng các công nghệ & kiến trúc đặc biệt, Bitdefender GravityZone cho phép các tổ chức quản lý bảo mật nhanh hơn & hiệu quả hơn được kết hợp công nghệ bảo vệ tốt nhất và hiệu suất nhất. Hướng dẫn chọn đúng phần mềm Bitdefender phù hợp với nhu cầu & ngân sách: Tư vấn mua Bitdefender bản quyền .

.

Endpoint Encryption là gì?

Endpoint Encryption là gì?

Endpoint Encryption hay mã hoá dữ liệu điểm cuối là quá trình mã hóa hoặc xáo trộn dữ liệu sao cho không thể đọc được và không sử dụng được trừ khi có khóa giải mã chính xác.

Endpoint Encryption giúp bảo vệ thông tin trước các cuộc tấn công lấy cắp thông tin hoặc xâm phạm thông tin, dữ liệu nhạy cảm. Chẳng hạn, các tài liệu, thông tin bí mật của công ty có thể bị lấy cắp bởi hacker hoặc chính những nhân viên trong công ty. Endpoint Encryption giúp dữ liệu & thông tin quan trọng của doanh nghiệp được an toàn hơn.

Có 2 chuẩn encryption/mã hoá thông dụng là:

  • RSA: Rivest, Shamir, Adleman
  • AES-256: Advanced Encryption Standard-256

Các doanh nghiệp có yêu cầu mức độ mã hoá mạnh sẽ sử dụng AES-256. Tiêu chuẩn này thay thế tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu cũ (DES) dễ bị tấn công bởi phương thức brute force attack.

Tại sao doanh nghiệp cần Endpoint Encryption?

Endpoint Encryption ngày càng trở nên cần thiết khi nhu cầu về lưu trữ & chia sẻ thông tin, dữ liệu ngày càng cao trong một công ty/tổ chức, nhân viên lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trên USB, dịch vụ lưu trữ đám mây, ổ đĩa mạng, trình duyệt, email và trong các phương tiện truyền thông khác, tất cả đều có thể là nguy cơ vi phạm an ninh, an toàn dữ liệu.

Khi một máy tính có ổ đĩa được mã hóa bị mất, không ai có thể truy cập dữ liệu trên đó. Mã hóa toàn bộ ổ đĩa là tự động, vì vậy mọi nội dung được lưu trữ trên ổ đĩa đều được mã hóa tự động.

Các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu đang ngày càng xảy ra phổ biến và thiệt hại gây ra đối với doanh nghiệp là rất tốn kém. Theo một nghiên cứu năm 2018 của Viện Ponemon, chi phí trung bình cho mỗi hồ sơ bị mất hoặc bị đánh cắp có chứa thông tin nhạy cảm và bí mật cũng tăng 4,8% mỗi năm lên 148 đô la. Theo cách tính này, nếu doanh nghiệp mất 100.000 hồ sơ ở mức trung bình có thể gây thiệt hại là 15 triệu đô la.

Endpoint Encryption là một thành phần thiết yếu của chiến lược bảo mật dữ liệu nhiều lớp. Các tổ chức thường kết hợp nhiều lớp bảo vệ, bao gồm firewall, intrusion prevention, antimalware và data loss prevention. Mã hóa/Encryption đóng vai trò là lớp cuối cùng để bảo vệ dữ liệu trong trường hợp rơi vào tay của kẻ xấu.

Các loại Endpoint Encryption

Có hai loại Endpoint Encryption:

  • Mã hóa toàn bộ ổ đĩa làm cho máy tính xách tay, máy chủ hoặc thiết bị điểm cuối khác không thể sử dụng được ngoại trừ người dùng có mã PIN chính xác.
  • Mã hoá tệp làm cho bất kì file hay folder nào được chỉ định bị khoá.

Mã hóa toàn bộ ổ đĩa: bảo vệ hệ điều hành và dữ liệu trên máy tính xách tay và máy tính để bàn bằng cách mã hóa toàn bộ ổ đĩa ngoại trừ master boot record (lý do không mã hoá master boot record là để máy có thể boot và locate điều khiển mã hóa để mở khóa hệ thống).

Đôi với loại mã hoá này, có 2 phương thức mở mã hoá:

  • Sau khi boot vào hệ điều hành, người dùng được yêu cầu đăng nhập.
  • Trước khi boot vào hệ điều hành, yêu cầu người dùng nhập mã PIN hoặc mật khẩu trước khi hệ điều hành khởi động. Cách này an toàn hơn, vì dữ liệu vẫn được mã hóa cho đến khi xác thực hoàn tất. Xác thực trước khi boot vào hệ điều hành giúp bảo vệ khỏi các khai thác như Windows password crackers (tấn công này hoạt động khi yêu cầu khởi động lại).

Mã hoá tệp mã hóa nội dung được chọn trên local drive, network share & các thiết bị lưu trữ di động. Mã hoá tệp có thể được áp dụng cho cơ sở dữ liệu (database) cũng như các tài liệu và hình ảnh.

Mã hóa tệp tiếp tục bảo vệ dữ liệu cho dù dữ liệu không còn nằm trong công ty. Ví dụ: khi một tệp được mã hóa được gửi dưới dạng tệp đính kèm email, người nhận phải được xác thực để giải mã tệp. Người nhận không có phần mềm mã hóa / giải mã phù hợp thay vào đó có thể nhận được liên kết đến một cổng thông tin có thể xác thực họ và giải mã tệp.

Quản lý Endpoint Encryption

Một phần mềm Endpoint Encryption sẽ gồm các khả năng quản lý sau:

  • Một bảng điều khiển trung tâm với các báo cáo trạng thái.
  • Hỗ trợ cho các môi trường mã hóa hỗn hợp.
  • Khả năng quản lý khóa, bao gồm tạo, phân phối, phá hủy và lưu trữ khóa.
  • Quản lý và tạo chính sách mã hóa tập trung.
  • Tự động triển khai các agent đến các endpoint để thực thi các chính sách mã hóa.
  • Nhận dạng của bất kỳ thiết bị thiếu phần mềm mã hóa.
  • Khả năng khóa các endpoint đăng nhập sai một cách tự động.

Để mua & triển khai các giải pháp Endpoint Encryption cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ VinSEP để được tư vấn miễn phí cùng báo giá tốt nhất:

Công Ty TNHH Mục Tiêu Số (MST: 0316094847)

Một số bài viết có thể bạn quan tâm:

Endpoint Protection Platform (EPP) là gì?

Endpoint Protection Platform (EPP) là gì?

Endpoint Protection Platform (EPP) hay nền tảng bảo vệ điểm cuối cung cấp bảo mật thiết yếu cho nhiều loại endpoint.

Endpoint Protection Platform (EPP) là một bộ tích hợp các công nghệ bảo vệ endpoint, như phần mềm chống vi-rút (anti-virus), mã hóa dữ liệu (data encryption), ngăn chặn xâm nhập (intrusion prevention) và ngăn ngừa mất dữ liệu (data loss prevention), giúp phát hiện và ngăn chặn nhiều mối đe dọa ở endpoint.

Endpoint Protection Platform (EPP) cung cấp một framework để chia sẻ dữ liệu giữa các công nghệ endpoint security/protection.

Các cuộc tấn công mạng ngày nay đã trở nên ngày càng phức tạp với cách thức hoạt động nhiều lớp, phối hợp nhiều kỹ thuật để thâm nhập vào các hệ thống CNTT và endpoint thường là mục tiêu tấn công đầu tiên của các hacker. Điều này đòi hỏi một nền tảng bảo mật điểm cuối tiên tiến hơn là các phương pháp bảo mật truyền thống.

Tại sao cần Endpoint Protection Platform (EPP)

Endpoint Protection có rất nhiều loại như:

nhằm bảo vệ cho nhiều loại thiết bị khác nhau từ server, desktop, laptop, smartphone, máy in, router cho đến các thiết bị cảm biến. Điều này tạo ra một thách thức trong việc quản lý tất cả các giải pháp Endpoint Protection một cách hiệu quả.

Endpoint Protection Platform (EPP) ra đời như một giải pháp tích hợp và tập trung các Endpoint Protection vào một nền tảng (platform) duy nhất. Giúp đội ngũ CNTT có khả năng quản lý nhiều công nghệ/giải pháp endpoint khác nhau nhưng vẫn duy trì được hiệu quả.

Làm sao để lựa chọn một Endpoint Protection Platform (EPP) phù hợp?

Đầu tiên, bạn cần xác định 3 yếu tố sau:

  • Attack prevention: Khả năng phòng ngừa các cuộc tấn công.
  • Detection: khả năng phát hiện.
  • Remediation: khả năng khắc phục.

Dựa vào 3 yếu tố này, hãy kiểm tra lại các giải pháp endpoint trong doanh nghiệp của mình và đưa ra đánh giá các giải pháp đó có còn phù hợp khi triển khai Endpoint Protection Platform (EPP) hay không.

Bước tiếp theo, hãy cân nhắc các tiêu chí sau mà một Endpoint Protection Platform (EPP) phải có:

Có nhiều phương pháp phát hiện và khắc phục các mối đe dọa: Một EPP bao gồm nhiều công nghệ phát hiện và khắc phục được tích hợp vào nền tảng. Chẳng hạn như anti-malware signature scanning, web browser security, threat vector blocking, credential theft monitoring, rollback remediation v.v… Đặc biệt cần chú ý 2 công nghệ sau:

Thông tin về các mối đe doạ theo thời gian thực: Một Endpoint Protection Platform (EPP) tốt cần có các dữ liệu & thông tin cập nhật liên tục về các mối đe doạ không chỉ ở trong toàn bộ tộ chức của doanh nghiệp mà còn cả trên phạm vi toàn cầu nhằm phát hiện và chặn các cuộc tấn công chưa từng biết đến & zero-day.

framework tích hợp: Endpoint Protection Platform (EPP) cần được xây dựng trên một framework có khả năng hỗ trợ chia sẻ thông tin giữa các sản phẩm bảo mật với nhau và bao gồm các sản phẩm của bên thứ ba.

Khả năng quản lý tập trung: Với việc tích hợp nhiều giải pháp Endpoint Protection, việc quản lý sẽ trở nên khó khăn & phức tạp nếu Endpoint Protection Platform (EPP) không có khả năng quản lý tập trung. Đội ngũ IT cần nắm được tất cả các thông tin tại một màn hình duy nhất. Do vậy giao diện của bảng điều khiển cần đơn giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau: có thể định cấu hình với các cảnh báo, cài đặt KPI, hiển thị trạng thái bảo mật hiện tại, khả năng truy sâu vào các điểm cuối và mối đe dọa riêng lẻ.